Kiêng cữ sau sinh nên và không nên làm gì ?

02:31 - 10/04/2020 Lượt xem: 2470

Trải qua quá trình sinh con người mẹ mất rất nhiều sức lực, mất máu. Thời gian sau sinh là khoảng thời gian để mẹ bầu cần được chăm sóc để hồi phục lại sức khỏe. Và trong khoảng thời gian này người mẹ cần kiêng cữ như thế nào ? nên và không nên […]

Trải qua quá trình sinh con người mẹ mất rất nhiều sức lực, mất máu. Thời gian sau sinh là khoảng thời gian để mẹ bầu cần được chăm sóc để hồi phục lại sức khỏe. Và trong khoảng thời gian này người mẹ cần kiêng cữ như thế nào ? nên và không nên làm gì ? sau đây là 12 điều mẹ bầu cần lưu ý sau sinh đểu sớm phục hồi sức khỏe:

Nên ăn đa dạng các thực phẩm

Chế độ ăn tháng ở cữ cần đầy đủ chất để giúp mẹ sớm lấy lại năng lượng chăm sóc bé cưng đồng thời gọi sữa về “ồ ạt”. Ăn đủ nhóm dinh dưỡng đạm, tinh bột, đường, béo, vitamin và khoáng chất.

Ăn uống đầy đủ, đa dạng, ăn nhiều rau, trái cây tươi, uống sữa, những thực phẩm đảm bảo vệ sinh để mẹ nhanh hồi phục sức khỏe.

Không nên ăn đồ mặn, hoặc các thức ăn lên men, không ăn đồ ăn sống để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh. Kiêng đồ chua, cay nóng, các chất kích thích.

Đặc biệt cần tránh xa rau cải bẹ xanh/ cải đắng vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu.

Kiêng cữ sau sinh nên và không nên làm gì

 

Tranh thủ nằm càng nhiều càng tốt

Ngồi càng lâu, càng nhiều thì sau này mẹ dễ bị đau lưng hơn. Điều này đã được nhiều mẹ đi trước kiểm chứng. Nếu trẻ sơ sinh quá khó tính, mẹ bế ẵm nhiều thì chỉ khoảng 3 tháng sau sẽ bắt đầu cảm nhận được cơn đau lưng sau khi sinh.

Đặc biệt là những khi “trái gió trở trời”, lưng đau buốt đến nỗi không muốn làm bất cứ việc gì. Vì vậy, ngay sau khi xuất viện mẹ chỉ nên ngồi cho bé bú. Con bú bao nhiêu cữ mẹ ngồi bấy nhiêu.

Còn lại thời gian còn lại nên nằm. Những người hiểu biết đến thăm cũng sẽ không ai chê trách gì bạn.

Tắm, vệ sinh cá nhân hằng ngày sạch sẽ

Theo quan niệm của ông bà ta thì sau đẻ nên kiêng tắm ít nhất 1 tháng. Tuy nhiên việc làm này là không có cơ sở thậm chí nếu người mẹ không vệ sinh cá nhân sạch sẽ có thể làm cho con bị nhiễm khuẩn.

Bác sĩ khuyên sau sinh 48h là mẹ có thể tắm nước ấm, trong phòng kín gió, tắm nhanh ( 10-15 phút).

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Sản phụ nên dùng nước ấm để đánh răng súc miệng, tốt nhất là nước muối sinh lý. Sau mỗi lần ăn uống nên súc miệng lại để tránh lây vi khuẩn sang mỗi lần hôn má bé cưng.

Mẹ có thể súc miệng bằng nước muối nhạt hoặc mua chai nước muối sinh lý ngay tại các tiệm thuốc.

Nước muối tự pha bằng cách: Bỏ một nhúm muối sạch vào miệng, ngậm thêm nước ấm, để muối tự tan trong miệng, rồi súc đi súc lại vài lần trong miệng.

Không làm việc nặng

Trong tháng cữ, tốt nhất là 3 tháng sau sinh không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như vậy sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Lao động nặng quá sớm còn là nguyên nhân trực tiếp gây sa tử cung.

Mẹ sau sinh nên dành thời gian nghỉ ngơi tránh làm việc nặng

Một tháng sau khi sinh, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén.

Điều này khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa dạ con cao hơn.

Mặc quần áo dài tay

Sau sinh thường mẹ bắt mặc quần áo dài tay, đi tất để tránh bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên quan niệm này chỉ phù hợp khi trời lạnh, còn khi trời nóng bức mẹ cũng không nên ép buộc mình mặc quần áo dài vì sau sinh sữa về khiến nhiệt độ cơ thể người mẹ thường cao hơn lúc bình thường.

Không nên quan hệ tình dục quá sớm

Thường bác sĩ khuyên sau 4-6 tuần sau sinh bạn có thể quan hệ. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ, tùy thuộc vào mẹ sinh thường hay sinh mổ. việc quan hệ quá sớm có thể làm cho âm đạo của người mẹ bị tổn thương, nhiễm trùng do sau sinh chưa hồi phục hoàn toàn. Bạn nên bắt đầu trở lại sinh hoạt vợ chồng khi bạn thực sự thoải mái, cảm thấy sức khỏe ổn định.

Đừng tập thể dục nặng

Khoảng thời gian ở cữ sau sinh, cơ thể còn mệt mỏi, bạn tránh tập thể dục với cường độ cao nhằm giảm cân, nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Song bạn nên hoạt động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông, nhất là với những sản phụ sinh mổ. Hãy bắt đầu với việc đi bộ chậm rãi, tập các động tác vừa phải, nhẹ nhàng.

Tập yoga nhẹ nhàng sau sinh rất tốt cho sức khỏe

 

Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Nếu bạn mệt mỏi, căng thẳng, hormone gây nên tình trạng này cũng có thể đi vào sữa; tác động xấu đến bé yêu khiến bé khó chịu, quấy khóc, chậm lớn. Nếu việc chăm sóc bé và chăm lo việc nhà khiến bạn mệt mỏi; hãy cố gắng nhờ người thân hỗ trợ hoặc thuê người giúp việc theo giờ để bạn có thời gian nghỉ ngơi.

Nên nuôi còn hoàn toàn bằng sữa mẹ

Việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc; mà còn cho bé cơ hội được hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá, giàu kháng thể. Nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp cơ thể bạn hồi phục nhanh sau sinh và giảm cân hiệu quả. Hãy chọn ăn những thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ; để nguồn sữa có đủ các dưỡng chất cần thiết cung cấp cho bé yêu.

Không nên sử dụng nịt bụng sau sinh

Sản phụ không nên nịt bụng sau sinh để giảm vòng hai. Vì có thể gây nên tình trạng chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng; ảnh hưởng tới quá trình lành sẹo của các mẹ sinh mổ.

Nên có biện pháp ngừa thai phù hợp sau sinh

Ngay khi quan hệ tình dục trở lại; bạn hãy sử dụng các biện pháp tránh thai thích hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn. Bạn có thể dùng bao cao su, màng ngăn âm đạo, thuốc tránh thai dành cho phụ nữ cho con bú…

Trên đây là một số điều mẹ cần lưu ý kiêng cữ sau sinh để sớm phục hồi sức khỏe. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn !

Để đặt lịch khám thai, khám sau sinh, khám tiền sản nhanh chóng và thuận tiện, bạn có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN

hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

 

 

 

Bài viết liên quan

Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng
Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa
Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị