Làm sao để có niêm mạc lý tưởng trước khi chuyển phôi
15:46 - 09/03/2024 Lượt xem: 208 Tác giả: Thu Hoàng
Khi làm IVF, ngoài các yếu tố như chất lượng trứng tốt, phôi khỏe mạnh thì độ dày niêm mạc tử cung là một trong những yếu tố then chốt giúp quá trình chuyển phôi thành công. Niêm mạc mỏng hoặc dày đều khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Vậy làm sao để có niêm mạc đẹp trước khi chuyển phôi chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Niêm mạc tử cung là gì?
Niêm mạc tử cung hay nội mạc tử cung là lớp mô tế bào phủ toàn bộ mặt trong của tử cung ở phụ nữ.
Theo chu kỳ hàng tháng, niêm mạc tử cung phát triển dày lên dưới tác động của hormone sinh dục nữ, sẵn sàng làm “tổ” trong trường hợp trứng được thụ tinh (phụ nữ đậu thai). Nếu trong chu kỳ, sự thụ tinh không diễn ra, lớp nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu qua đường âm đạo, gọi là hiện tượng hành kinh. Sau đó, các tế bào ở lớp đáy lại bắt đầu phát triển để hình thành nên lớp niêm mạc mới trong chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Trường hợp trứng đã thụ tinh về làm tổ tại tử cung, các hormone sản xuất trong thai kỳ sẽ tác động để tiếp tục làm lớp niêm mạc tử cung dày hơn, đồng thời thay đổi cấu trúc để phù hợp với sự phát triển của phôi và nhau thai. Như vậy, nếu độ dày của niêm mạc tử cung trở nên bất thường, quá trình thụ thai và khả năng mang thai sẽ ảnh hưởng.
2. Ảnh hưởng của niêm mạc tử cung tới khả năng mang thai
Niêm mạc tử cung quá mỏng
Niêm mạc tử cung quá mỏng gây ra những vấn đề về kinh nguyệt, như chu kỳ kinh kéo dài, thiếu kinh (lượng kinh ít),... ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở phụ nữ. Với nữ giới có niêm mạc tử cung mỏng hơn 8mm sau khi trứng được thụ tinh sẽ gây ra khó khăn trong việc bám vào thành tử cung của phôi thai. Nếu phôi thai có thể bám được vào lòng tử cung thì sau đó cũng sẽ dễ bị bong ra, dẫn đến tình trạng thai chết lưu.
Niêm mạc tử cung quá dày
Niêm mạc tử cung dày hay còn được gọi là tăng sinh niêm mạc tử cung, gây ra do hàm lượng estrogen trong cơ thể nữ giới dư thừa quá mức và được xác định khi bề dày lớp nội mạc tử cung lớn hơn 20 mm. Đây là một trong những nguyên nhân làm cản trở quá trình mang thai vì hiện tượng này làm mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến rong kinh, vô kinh thứ phát kéo dài, hoàng thể không bị thoái hóa, vẫn sản xuất ra hormon sinh dục, khiến cho lớp tế bào tử cung dày hơn và không bị bong ra.
Ngoài ra, nội mạc tử cung dày có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác tiềm ẩn nào đó khác, như buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn,... khiến cho người phụ nữ chậm có con.
Những bất thường về sự phát triển của niêm mạc tử cung chỉ có thể phát hiện qua siêu âm. Do đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên đi khám phụ khoa định kỳ để tầm soát sớm các bệnh lý nguy hiểm và có biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế ảnh hưởng tới khả năng mang thai của nữ giới.
3. Niêm mạc tử cung bao nhiêu là lý tưởng để chuyển phôi
Theo các chuyên gia, độ dày niêm mạc tử cung từ 8-14mm trên siêu âm đầu dò âm đạo là độ dày lý tưởng giúp phôi làm tổ tốt nhất. Lúc này, trứng đã thụ thai lúc này sẽ bám vào buồng tử cung và làm tổ. Khi có dấu hiệu thụ thai, cơ thể cũng tự động sản sinh lượng lớn hormone sinh dục nữ. Dẫn tới tình trạng tăng sinh và làm dày lớp nội mạc nhanh chóng. Chiều dày lớp nội mạc như vậy là phù hợp với sự phát triển của thai.
Tuy nhiên, tùy vào sức khỏe sinh sản cũng như cơ địa của mỗi người phụ nữ mà bác sĩ hỗ trợ sinh sản sẽ có chỉ định riêng về độ dày niêm mạc trước khi chuyển phôi. Ngoài ra, điều kiện của niêm mạc tử cung lý tưởng được xác định ở:
– Hình dạng có sự phân lớp rõ ràng ( hình ba lá hay hình hạt cà phê)
– P4: < 3 nmol/l
– Chuyển dạng đồng nhất vào ngày chuyển phôi trên siêu âm
4. Làm sao để có niêm mạc lý tưởng trước khi chuyển phôi?
Chế độ ăn:
Các thực phẩm đặc biệt tốt cho niêm mạc, các mẹ có thể đưa vào thực đơn như:
- Giá đỗ, sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
- Sầu riêng, lá mâm xôi, bơ, cá chép,…
- Tránh các thực phẩm có thể gây co bóp tử cung. Dễ gây sảy thai như: đu đủ xanh, rau răm, ngải cứu, rau ngót, nhãn…
Tập luyện hàng ngày:
Tập luyện hàng ngày áp dụng các bài vận động như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,… để tăng cường máu lưu thông đến tử cung.
Ngoài ra, bạn cũng nên tạo lập những thói quen sinh hoạt lành mạnh như: đi ngủ sớm, không sử dụng chất kích thích, giảm bớt áp lực công việc….
Bổ sung vitamin E
Bổ sung đủ lượng Vitamin E hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, cải thiện lượng máu chảy tới động mạch sẽ giúp nuôi dưỡng niêm mạc tử cung phát triển. Niêm mạc tử cung từ đó sẽ dày và đẹp hơn.
Uống nhiều nước
Mỗi ngày, nên uống từ 2 đến 2,5l nước. Các mẹ có thể kết hợp với sữa đậu nành. Hay các loại nước ép trái cây như nước cam, bưởi, dưa hấu. Ý nghĩa tuyệt vời là bổ sung vitamin cho cơ thể, hạn chế tình trạng táo bón. Không nên uống nước ngọt có ga.
Mat-xa làm ấm cơ thể và buồng tử cung
Thường xuyên mat-xa làm ấm cơ thể và buồng tử cung là biện pháp hiệu quả giúp làm ấm cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, tăng lưu lượng máu vận chuyển đi khắp cơ thể. Từ đó, máu cũng lưu thông nhiều hơn tới các bộ phận trong cơ quan sinh sản. Niêm mạc tử cung được nuôi dưỡng trong điều kiện này sẽ có khả năng dày lên một cách rõ ràng.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động gần 20 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.