Làm sao để phòng ngừa bệnh rau cài răng lược ?
04:57 - 04/07/2020 Lượt xem: 508
Rau cài răng lược là một tình trạng rất nguy hiểm cho sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tính mạng của hai mẹ con. 1. Nguyên nhân gây rau cài răng lược là gì ? Rau cài […]
Rau cài răng lược là một tình trạng rất nguy hiểm cho sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tính mạng của hai mẹ con.
1. Nguyên nhân gây rau cài răng lược là gì ?
Rau cài răng lược dễ xảy ra ở các mẹ bầu bị nhau thai tiền đạo. Rau thai tiền đạo được hiểu là nhau phát triển ở phần dưới, thấp nhất của tử cung. Rau thai tiền đạo lại có liên hệ mật thiết với quá trình phẫu thuật tử cung hoặc sinh mổ trước đó. Nếu từng sinh mổ, bị nhau thai tiền đạo; khả năng bị rau cài răng lược của bạn sẽ lên tới 25%. Nếu từng sinh mổ trên 2 lần, hiện bị rau thai tiền đạo, thì tỷ lệ trên tăng lên 40%. Trong khi đó, rau cài răng lược mà không đi kèm rau thai tiền đạo lại rất hiếm xảy ra.
Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng gây tăng khả năng bị rau cài răng lược như từng nạo hút thai; mang bầu ở độ tuổi ngoài 35; thói quen hút thuốc; u xơ tử cung; hội chứng asherman gây sẹo ở tử cung….
Nếu từng sinh mổ, bị rau thai tiền đạo, khả năng bị rau cài răng lược của bạn sẽ lên tới 25%
2. Tình trạng nhau cài răng lược nguy hiểm thế nào?
Nhau cài răng lược là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất máu cấp nặng cho sản phụ trong quá trình trước, trong và sau sinh. Theo thống kê có khoảng 90% sản phụ bị nhau cài răng lược phải truyền máu; 7% trường hợp thai phụ tử vong do xuất huyết cấp, nặng.
Những sản phụ bị nhau cài răng lược có thể sẽ phải chấm dứt thai kỳ sớm nếu có biến chứng xảy ra. Những hệ quả của một em bé sinh non tháng là suy hô hấp; bệnh vàng da; nhiễm trùng, khó nuôi; thậm chí là tử vong sau sinh…
Ngoài ra, tình trạng nhau cài răng lược còn gây ra một số ảnh hưởng khác lên sức khỏe sản phụ như: gây suy thận, xuất hiện các vấn đề đông máu, suy thai hoặc hội chứng suy hô hấp ở người lớn…
Nếu thực hiện sinh mổ và cắt tử cung để loại bỏ nhau thai ra khỏi cơ thể thì người mẹ cũng có thể gặp phải các biến chứng như:
- Phản ứng với việc gây tê.
- Nhiễm trùng vết mổ.
- Tăng khả năng xuất huyết.
- Tổn thương đến các cơ quan nội tạng khác chẳng hạn như thận nếu nhau thai đã bám vào khu vực này.
3. Phòng ngừa rau cài răng lược?
Mặc dù khoa học hiện nay rất phát triển nhưng các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được biện pháp để ngăn ngừa tình trạng nhau cài răng lược xảy ra trong thai kỳ. Vì thế, các chị em phụ nữ nên chủ động phòng ngừa bằng cách:
- Không nạo, hút thai.
- Hạn chế sinh con sau tuổi 35.
- Hạn chế sinh mổ: Chỉ nên sinh mổ khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Không nên sinh quá nhiều con, bởi sau mỗi lần sinh con tử cũng sẽ yếu dần và tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Nên thăm khám thai định kỳ, siêu âm để có thể phát hiện sớm tình trạng nhau cài răng lược.