googleb578e89369db4e48.html

Làm thế nào để nhận biết thai chậm phát triển trong tử cung

04:58 - 13/03/2021 Lượt xem: 417

Thai chậm phát triển trong tử cung là trường hợp thai nghén có thể gây tử cung cho thai nhi, hoặc có thể gây hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé sau sinh. Vậy làm sao để biết thai chậm phát triển trong tử cung?

1. Nhận biết thai chậm phát triển trong tử cung

Về phía thai phụ

Thai phụ có thể tăng cân ít hơn bình thường.

Thai phụ gặp các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường.

Nhìn chung dấu hiệu nhận biết của thai chậm phát triển trong tử cung thường không rõ ràng, chủ yếu được phát hiện là nhờ những lần khám thai định kỳ và dựa vào một số những chỉ số liên quan trong quá trình siêu âm.

Số đo của thai

– Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh: có tới 70% các trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung có kích thước đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn so với tuổi thai

– Chỉ số chu vi bụng: chỉ số thường được sử dụng nhất để dự đoán thai chậm phát triển trong tử cung. Trong một số trường hợp thai phụ không nhớ chính xác ngày kinh nên không thể xác định được tuổi thai, nếu chu vi bụng dưới bách phân vị số 10 hoặc tốc độ phát triển đi ngang thì có thể nghĩ tới thai chậm phát triển trong tử cung.

– Ước lượng trọng lượng thai: Có thể ước đoán trọng lượng thai trong khoảng cộng trừ 10% của giá trị trung bình, đối chiếu với biểu đồ phát triển trọng lượng thai theo tuổi thai để chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung.

– Chỉ số Doppler động mạch: Trường hợp doppler động mạch rốn và động mạch tử cung bình thường, trường hợp này thai chậm phát triển trong tử cung có thể do bất thường NST và ở thời kỳ chu sinh cũng ít có nguy cơ biến chứng xảy ra.

– Trường hợp doppler động mạch tử cung bất thường, trường hợp này thai chậm phát triển trong tử cung do bệnh lý hệ tuần hoàn của người mẹ. Thai phụ có kết quả Doppler động mạch bất thường có nguy cơ cao bị tiền sản giật và rối loạn tăng huyết áp trong các tháng cuối, làm thai chậm phát triển trong tử cung và có khả năng chết lưu trong tử cung.

Về phần phụ thai: Có thể có tình trạng thiểu ối.

2. Chẩn đoán thai chậm phát triển như thế nào là đúng và kịp thời?

Thai chậm phát triển trong tử cung

Chẩn đoán giai đoạn sớm (trước 32 tuần, không có bất thường bẩm sinh)

Chỉ chiếm 20 – 30% IUGR

50% có thể kèm tiền sản giật sớm

Tình trạng suy chức năng bánh rau nghiêm trọng, giảm cung cấp oxy cho thai mãn tính

Biểu hiện: EFW < 3 hoặc EFW < 10% kèm theo Doppler ĐM bất thường (não, rốn, tử cung)

Kết cục sau sinh: rất xấu, toan hóa máu, nguy cơ tử vong cao

Chẩn đoán giai đoạn muộn (sau 32 tuần, không có bất thường bẩm sinh)

Chiếm 70 – 80% IUGR

Ít kèm tiền sản giật (#10%)

Tình trạng suy chức năng bánh nhau mức độ nhẹ.

Biểu hiện: EFW < 3 hoặc EFW < 10% kèm theo Doppler ĐM bất thường (não, rốn, tử cung) hoặc có bất thường về biểu đồ tăng trưởng cân nặng

Kết cục sau sinh: nguy cơ tử vong thấp hơn, nhưng dự hậu lâu dài xấu

3. Những cách chẩn đoán thai chậm phát triển

Siêu âm

Làm thế nào để nhận biết thai chậm phát triển trong tử cung

Có đến 90% trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung có thiểu ối và dễ dàng phát hiện được qua siêu âm. Siêu âm có khả năng ước lượng được trọng lượng thai để đối chiếu với chỉ số trung bình.

Chẩn đoán thai chậm phát triển cần phải siêu âm đo đạc kích thước thai ít nhất 2 thời điểm, cách nhau ít nhất 4 tuần. Chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung dựa chủ yếu vào siêu âm do thường không có triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu thai chậm phát triển trong tử cung gợi ý như:

  • Thai phụ có tiền sử đẻ con chậm phát triển trong tử cung
  • Trong giai đoạn mang thai sản phụ tăng cân ít hơn bình thường và chiều cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai
  • Mẹ phát hiện một số nguyên nhân như huyết áp cao, bệnh lý tim mạch, thận, nội tiết, huyết học ... 

Việc xác định chính xác tuổi thai dựa vào siêu âm 3 tháng đầu giữ vai trò then chốt. Các chỉ số sinh học AC < 10% giúp phát hiện IUGR với tỷ lệ 75%, vòng bụng nhỏ là một dấu chứng nhạy để phát hiện IUGR.

Siêu âm Doppler màu: Kỹ thuật này dùng để đo tốc độ và lưu lượng máu chảy vào mạch máu não/rốn của thai nhi.

Kiểm tra cân nặng của mẹ

Đây là một cách để ước tính sự phát triển của bào thai. Trong mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra và ghi lại cân nặng của người mẹ. Nếu mẹ bầu không đạt được cân nặng theo tiêu chuẩn, đây có thể là dấu hiệu của thai nhi phát triển chậm.

Chọc ối: Đây là một thủ thuật dùng mũi kim để lấy nước ối. Mẫu dịch này được kiểm tra xem có nhiễm trùng hay có vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể không. Tuy nhiên, đây là sự lựa chọn cuối cùng, vì phương pháp xâm lấn này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén