googleb578e89369db4e48.html

Lần đầu sinh mổ lần sau có sinh thường được không

13:42 - 13/05/2021 Lượt xem: 469

Trong những năm qua, theo thông lệ phụ nữ sinh mổ không có sự lựa chọn khác khi tiếp tục sinh con tiếp theo vì một khi bạn đã sinh mổ thì bạn sẽ tiếp tục sinh mổ do rủi ro vỡ tử cung quá nhiều. Nhưng điều này đã thay đổi theo sự cải tiến của phương pháp phẫu thuật. Sau sinh mổ có sinh thường được không là điều mà nhiều mẹ bầu quan tâm.
 

1. Những cơ hội nếu việc sinh thường sau sinh mổ diễn biến tốt đẹp

Thống kê cho thấy khoảng 70% – 80% phụ nữ đã sinh thường sau sinh mổ đều có kết quả tốt; tương đương với tỉ lệ số phụ nữ được chỉ định sinh mổ cũng được kết quả tốt. Những con số này là thật nếu không có các biến chứng khác và có cùng lý do phải mổ trước đó.
Tuy nhiên, thống kê lại cho thấy có 83% phụ nữ sẽ lặp lại việc sinh mổ thay vì sinh thường. Mặc dù hầu hết các phụ nữ đều biết về việc mình có thể sinh thường sau sinh mổ; nhưng không phải điều đó luôn có tính thuyết phục cao.
Sau khi đã sinh mổ, việc sinh thường có thể an toàn hơn việc sinh mổ lần nữa. Việc này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có kế hoạch sinh nhiều con và sinh mổ vài lần.
Sau sinh mổ có sinh thường được không?

2. Những lý do không nên sinh hường sau sinh mổ

      •  Do yếu tố chọn lựa cá nhân mà nhiều phụ nữ không thích việc sinh mổ lần 2 hay sinh mổ nhiều lần.
      • Vài bác sĩ không ủng hộ việc sinh thường sau sinh mổ. Chính sách của bệnh viện về quá trình sinh thường sau sinh mổ; nguy cơ về việc kiện tụng cũng gây ảnh hưởng.
      • Nếu xảy ra các biến chứng như tiền sản giật, ngôi mông, đa thai; bệnh tiểu đường thai kỳ, sinh non, chuyển dạ khó/kéo dài hoặc thai nhi quá lớn.
      • Nếu người mẹ có vết mổ dọc trên tử cung từ ca mổ sinh lấy con trước đó. Thông thường, việc rạch dọc thực hiện khi thai nhi đang gặp nguy hiểm và cần được đưa ra khỏi bụng mẹ cách nhanh chóng nhất.
      • Nếu trước đây người mẹ đã từng mổ lấy thai hai lần trở lên. Việc này phụ thuộc vào bác sĩ và tiểu sử bệnh án của người mẹ.

3. Khi nào thì sinh thường sau sinh mổ không an toàn?

      • Khi quá trình chuyển dạ không được giám sát kỹ bởi nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa.
      • Sinh ở phòng khám, nhất là nơi không có chuẩn bị sẵn phương tiện để chuyển đi bệnh viện cấp cứu.
      • Nếu bà bầu có nhiều vấn đề như bệnh tiểu đường, sinh non, tăng huyết áp hoặc đa thai.
      • Khi bị tiêm nội tiết tố hỗn hợp như Syntocinon để kích thích các cơn co thắt tử cung để nhanh chuyển dạ hơn. Và việc này có thể gây ra nguy cơ vỡ tử cung cao.
      • Phụ nữ bị thừa cân, có chỉ số BMI lớn hơn 30 cũng dễ gặp các biến chứng.
      • Sinh con liên tục. Hai ca sinh mổ lấy con cách nhau dưới 12 tháng thì không tốt.
      • Nếu bé không phải ngôi đầu. Nếu là ngôi xiên hay ngang thì sẽ giảm đi các rắc rối khi sinh thường. Lý tưởng nhất là khi bé xoay đầu xuống, cuộn mình để cằm rúc vào ngực và lưng tựa vào bụng mẹ.

4. Những cơ hội để sinh thường sau sinh mổ được thành công

      • Đã từng sinh thường thành công
      • Không bị lặp lại lý do để thực hiện ca sinh mổ trước đó
      • Nếu việc sinh mổ trước đó chỉ vì bé nằm ngôi mông
      • Nếu bị nhau tiền đạo nên phải sinh mổ
      • Chọn bệnh viện có tỉ lệ thành công cao cho các ca sinh thường sau sinh mổ

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá điện tử đối với thai nhi
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?