googleb578e89369db4e48.html

Lịch khám thai 3 tháng đầu và những điều mẹ bầu cần lưu ý

11:25 - 04/11/2022 Lượt xem: 1215 Tác giả: Thu Hoàng

Mang thai là một hành trình không đơn giản, nhất là 3 tháng đầu. Các chị em lần đầu làm mẹ chắc hẳn đều thắc mắc về khám thai 3 tháng đầu có mục đích gì? Lịch khám và quy trình khám như thế nào đúng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Mục đích khám thai 3 tháng đầu

Ba tháng đầu của thai kỳ được tính từ lúc bắt đầu trễ kinh đến khi mang thai được 13 tuần 6 ngày. Đây là thời điểm nhạy cảm của mẹ và bé. Chính vì vậy việc khám thai 3 tháng đầu có vai trò vô cùng quan trọng:

  • Giúp xác định các thông tin như: có thai hay không, số lượng thai, vị trí thai nhi, tuổi thai nhi,…
  • Phát hiện sớm những bất thường mà thai nhi có thể gặp phải.
  • Giúp xây dựng lộ trình chăm sóc mẹ bầu hợp lý, khoa học để thai nhi được phát triển tốt nhất.

3 tháng đầu

2. Lịch khám thai 3 tháng đầu

  • Chậm kinh 7-10 ngày:

Khám thai lần này chính là lần đầu tiên. Bạn sẽ được xác định mình có thai hay không, thai đã làm tổ an toàn trong buồng tử cung chưa, xác định tình trạng đơn thai, đa thai và phòng tránh tình trạng thai ngoài tử cung, thai lưu…

  • Khám thai 6 – 8 tuần:

Xác định túi noãn hoàng, phôi thai và tim thai, xem tốc độ phát triển của thai.

  • Khám 11 tuần 6 ngày – 13 tuần tuần 6 ngày:

Đây là mốc siêu âm hình thái đầu tiên của thai: đo độ mờ da gáy, khảo sát các bất thường hình thái, đưa ra ngày dự kiến sinh, làm các xét nghiệm sàng lọc cho thai và xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật cho mẹ. Nếu khám thai càng muộn thì những đánh giá sẽ không chính xác, đặc biệt là ngày dự kiến sinh. Do vậy khám thai 3 tháng đầu lần này là thực sự cần thiết. Các mẹ nhớ nhé.

3. Những lưu ý cho mẹ bầu để thai kỳ được khỏe mạnh

Tam cá nguyệt đầu tiên quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành và còn rất yếu ớt. Mọi tác động dù nhỏ đều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ. Chính vì thế, ngoài việc khám thai đầy đủ trong ba tháng đầu, mẹ bầu cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

Chế độ ăn uống

Bước vào thai kỳ, mẹ cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm nhóm chất đạm, protein, đường bột và chất béo. Bên cạnh đó cần:

  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất: acid folic, sắt, canxi, magie, kẽm.
  • Tránh các loại thực phẩm dễ gây kích thích và co bóp tử cung như các loại hải sản chứa thủy ngân, các loại rau như rau ngót, ngải cứu, đu đủ, dứa,…
  • Ba tháng đầu mẹ sẽ xuất hiện tình trạng nghén, để hạn chế tình trạng này mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và không ăn quá no trong từng bữa.

 Chế độ vận động và nghỉ ngơi

Vận động và nghỉ ngơi vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Thời gian đầu, mẹ có thể bị sốt nhẹ, đau bụng nhẹ. Tuy nhiên hiện tượng này bình thường và mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, tập yoga,… để có một cơ thể khỏe mạnh.

Khám thai 3 tháng đầu là tiền đề để xây dựng một chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp cho mẹ và bé, đặc biệt có những sàng lọc sơ sinh vô cùng quan trọng. Chính vì thế, mẹ bầu cần cố gắng sắp xếp thời gian và công việc phù hợp để thực hiện khám thai 3 tháng đầu đầy đủ nhất.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV