Lưu ý cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh

14:34 - 29/06/2022 Lượt xem: 466 Tác giả: Thu Hoàng

Khi thời tiết nóng bức, điều hòa không khí sẽ là giải pháp tạo giấc ngủ ngon cho trẻ. Nhưng với sức đề kháng non nớt và hệ hô hấp của trẻ sơ sinh, sử dụng điều hoà thế nào để trẻ không nhiễm bệnh thì không phải ai cũng biết.

Khi thời tiết nóng bức, điều hòa không khí sẽ là giải pháp tạo giấc ngủ ngon cho trẻ. Nhưng với sức đề kháng non nớt và hệ hô hấp của trẻ sơ sinh, sử dụng điều hoà thế nào để trẻ không nhiễm bệnh thì không phải ai cũng biết.

1. Tránh điều hoà thổi thẳng vào bé

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu, bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Những triệu chứng phổ biến của bé là ho, sốt, ngạt mũi... có thể xuất hiện sau khi nằm điều hòa trong thời gian lâu. Giữ vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm cho phòng.

Phòng bật điều hòa cần được thường xuyên lau dọn, nếu không, những loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú sẽ trở thanh nguồn gốc phát sinh bệnh cho em bé. Ngoài ra khi sử dụng điều hòa lâu thường sẽ làm khô không khí. Nếu không có điều kiện mua máy phun sương hay máy hơi nước tạo độ ẩm, mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng.

trẻ sơ sinh

2. Duy trì nhiệt độ phòng từ 23 đến 27 độ C

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, không có cơ chế điều tiết thân nhiệt tốt như người lớn. Điều này làm cho bé dễ mắc bệnh rôm sảy, mất nước hoặc say nắng khi phải ở trong môi trường có nhiệt độ cao, nóng bức.

Nhiệt độ hợp lý nhất cho trẻ nên duy trì ở mức 25 - 27 độ C. Phòng có nhiệt độ thích hợp và thoáng khí giúp bé ngủ ngon.

Mặt khác, một căn phòng quá lạnh có thể giảm nghiêm trọng nhiệt độ cơ thể của bé và làm cóng bé.

Để biết chính xác nhiệt độ trong phòng, các gia đình nên có một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ phòng thay vì chú ý mức nhiệt độ trên điều hòa. Vì tùy thuộc vào phòng, chất lượng điều hòa.. mà nhiệt độ phòng sẽ có chênh lệch giữa nhiệt độ hiển thị trên điều hòa.

3. Không bật điều hòa 24/24h

Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Mỗi ngày, ít nhất mẹ phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài, đồng thời kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.

trẻ sơ sinh

4. Không đột ngột đưa con ra ngoài

Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.

5. Giữ độ ẩm cho cơ thể của bé

Ngoài việc để ý về cách sử dụng điều hoà, mẹ cũng cần lưu ý sức khỏe cho bé. Nằm điều hoà tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng rất dễ gây khô da, khô mũi. Mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước

muối sinh lý cho bé, đồng thời cho trẻ bú sữa nhiều, trẻ bú mẹ thì bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.

Khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Thay tã ướt thường xuyên và kịp thời để tránh lạnh bé.

Sử dụng kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh theo từng quãng thời gian thích hợp để giúp da bé mịn mượt. Đặt một chậu nước nhỏ trong phòng, gần vị trí có điều hòa nhiệt độ. Việc này giúp cân bằng tình trạng không khí bị khô.

Nếu thời tiết không quá nóng thì không cần thiết phải cho bé sử dụng điều hòa. Gió và khí trời tự nhiên vẫn là tốt nhất cho cơ thể bé.

Một cách để đảm bảo độ ẩm cho phòng điều hoà là cha mẹ để một chậu nước trong phòng. Trẻ sẽ ngủ ngon hơn khi phòng được duy trì độ ẩm ở mức hợp lý.

6. Vệ sinh điều hoà định kỳ

Cha mẹ cần vệ sinh điều hoà nhiệt độ định kỳ 6 tháng/lần để tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh trong máy. Phòng bật điều hòa cũng cần được thường xuyên lau dọn, nếu không, những loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú sẽ trở thanh nguồn gốc phát sinh bệnh cho em bé. Ngoài ra khi phòng không sử dụng điều hòa các mẹ hãy thường xuyên ở cửa ra nhé.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ngủ ít có đáng lo ngại hay không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO
Thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh có thực sự nguy hiểm hay không?
Tầm quan trọng của việc lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh
Lịch tiêm phòng Vaccine cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi mẹ cần nắm được