googleb578e89369db4e48.html

Lưu ý chế độ ăn trong dịp tết nguyên đán cho mẹ bầu

03:49 - 19/02/2021 Lượt xem: 1209

Ngày lễ tết thật khó có thể kiểm soát được mình trong những cuộc vui, liên hoan nhưng vì sức khỏe của mẹ và bé là quan trọng hơn cả nên các mẹ hãy cố gắng kiêng khem những thực phẩm sau đồng thời lưu ý một số điều về chế độ ăn để không ảnh hưởng đến em bé và bản thân nhé.

1. Nói “không” với một số loại thực phẩm

  • Rượu bia, cà phê là thứ phải nói “không” trước tiên. Rượu có thể gây sẩy thai, ngộ độc, vì vậy nó đặc biệt nguy hiểm.

 

 

  • Bên cạnh đó, một vài thực phẩm mẹ tuyệt đối không được ăn như nem chua, tré (thường được mời trong các bữa tiệc) bởi những món ăn này được chế biến từ thịt sống và không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào nên khi ăn nem chua mẹ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn Ecoli gây tiêu chảy.
  • Thức ăn xông khói, nướng: Thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ phát tán ra một loại chất độc có thể làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Lời khuyên là mẹ bầu không nên ăn những loại thực phẩm này.
  • Thực phẩm chế biến sẵn và các món chiên, rán: Đây là loại đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể sẽ làm gia tăng chứng ốm nghén, nôn ói của mẹ bầu
  • Mẹ bầu cũng cần lưu ý trong dịp Tết không nên “thả cửa” với các loại kẹo ngọt, sôcôla, trái cây sấy, thịt hộp. Tất cả những thực phẩm này đều không tốt cho bạn cũng như cho bé yêu đấy.

2. Những món ngon ngày tết lưu ý khi ăn

  • Bánh chưng:

Bánh chưng chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao do được làm từ gạo nếp và thịt mỡ. Mẹ bầu chỉ nên ăn ở mức độ “chừng mực” để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt, bánh chưng không thích hợp cho nhóm thai phụ béo phì, cao huyết áp. Bạn cũng nên đảm bảo rằng mình sử dụng những chiếc bánh chưng được đặt (hoặc mua) hợp vệ sinh. Bánh được nấu kỹ, khi bóc ra, lớp vỏ bánh có màu xanh đặc trưng của lá dong, có vị thơm của gạo nếp, đỗ xanh và nhân thịt…

  • Dưa hành:

Nếu bạn bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa hành (hoặc các loại dưa muối khác). Bản chất của dưa hành là chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn.

  • Lẩu:

Món lẩu cũng là lựa chọn của rất nhiều gia đình trong dịp Tết. Thế nhưng, mẹ bầu nên hạn chế ăn lẩu vì món này có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng. Nếu món lẩu chưa chín kỹ có thể dẫn tới chứng giun sán. Việc ăn lẩu cũng có thể gây hại cho dạ dày và đường ruột. Và những món lẩu có vị cay sẽ rất dễ làm tổn thương dạ dày.

  • Mứt:

Mứt là loại thực phẩm chứa nhiều đường nên không thích hơp nếu thai phụ dùng nhiều. Tuy nhiên, với một số loại mứt có độ ngọt vừa phải và mẹ bầu biết “điểm dừng” khi ăn chẳng hạn như mứt cà rốt, mứt dừa, mứt gừng, mứt tắc, mứt me,… cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bà bầu đấy. Lưu ý là mẹ bầu chỉ nên sử dụng các loại mứt còn hạn sử dụng và có nhãn mác sản xuất rõ ràng. Những loại mứt đóng gói bày bán sẵn thường ẩn chứa nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm; do đó, bạn không nên ăn.

3. Đề phòng rối loạn tiêu hoá

Những bữa ăn thịnh soạn ngày tết thường hay chứa nhiều chất đạm, đường và chất béo, ít chất xơ sẽ làm bạn khó tiêu, đầy bụng thậm chí táo bón. Mẹ hãy cố gắng để ý đến khẩu phần ăn của mình chú ý bổ sung nhiều chất xơ; hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường… Để tránh tăng cân quá nhiều cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé yêu.

Tận dụng hoa quả, các loại hạt:

  • Thay vì bị “quyến rũ” với những món không tốt cho sức khoẻ, mẹ bầu nên tận dụng cơ hội bổ sung những chất cần thiết cho chính mình và cho bé yêu bằng các loại hoa quả luôn có sẵn trong nhà vào dịp Tết. Ví dụ như các loại trái cây màu xanh, màu vàng cung cấp cho bạn nhiều vitamin A. Các loại trái cây như cam, chuối, dừa cung cấp lượng lớn axit folic.
  • Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu ngày tết cũng đừng quên các món ăn vặt là các loại hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, nho khô, hạt óc chó,… vì các loại hạt này giàu axit béo thiết yếu, vitamin, chất đạm và khoáng. Tuy nhiên chú ý mua loại có uy tín; tránh hạt có tẩm hóa chất tạo màu và chỉ nên dùng tay tách, không nên đưa vào miệng cắn.

Luôn có thực đơn “dự phòng”:

  • Dịp tết đôi khi sẽ làm xáo trộn giờ giấc cũng như chế độ ăn của mẹ bầu hàng ngày. Thế nên, để đảm bảo đúng “quy trình” ăn uống; mẹ bầu luôn phải có sự “dự phòng” để ứng phó với những thay đổi.
  • Có những ngày bạn phải đến thăm hỏi họ hàng hay đi chơi xa; khiến lịch ăn uống không đúng giờ giấc như mọi khi. Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn một ít trái cây, bánh; hoặc sữa để giúp chế ngự cơn đói đến bất chợt cũng như không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình và bé cưng nhé!

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết