googleb578e89369db4e48.html

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng đối với thai phụ bị tiểu đường

13:52 - 10/03/2023 Lượt xem: 568 Tác giả: Thanh Nga

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của thai nhi, xây dựng một chế độ ăn vừa đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cân đối sẽ hỗ trợ cho việc phòng ngừa và điều trị tiểu đường thai kỳ.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ xảy ra trong quá trình mang thai với tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và hay gặp ở tuần thai 24 – 28. Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ của mình.

2. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ.

Đối với người mẹ

  • Các biến chứng thai kỳ thường gặp như tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh ...
  • Khó sinh: Những trường hợp mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, sẽ có nguy cơ mang thai to, dẫn tới việc khó khăn trong theo dõi sinh thường.
  • Nguy cơ sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.

Đối với thai nhi

  • Thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai to, giảm sự trưởng thành của phổi do khả năng bị sinh non cao
  • Thai nhi có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch...

Đối với trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh dễ mắc hội chứng hạ đường huyết: Sau sinh, tuyến tụy của bé vẫn tiếp tục sản xuất tiếp insulin để đáp ứng lượng đường dư thừa trước đây. Do đó, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết. Một số trường hợp gây ra tình trạng co giật dẫn đến hôn về và tổn thương não nếu bé không được kiểm tra và phát hiện kịp thời.
  • Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: hội chúng suy hô hấp xảy ra vì em bé có thể bị sinh non khi phổi chưa phát triển đầy đủ.
  • Béo phì: Nếu mẹ bị thừa cân và đái tháo đường trước khi mang thai, em bé sinh ra có nguy cơ thừa cân gấp 3,5 lần so với những bé khác.
  • Bé cũng dễ bị vàng da trong 28 ngày đầu sau sinh

3. Chế độ dinh dưỡng đối với thai phụ bị tiểu đường thai kỳ

sữa chua rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ

Thực phẩm nên dùng trong chế độ ăn.

  • Các loại thực phẩm ít tăng lượng đường trong máu như là gạo lứt,bánh mỳ đen,ngũ cốc...
  • Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương ( đậu phụ, đậu nành...)
  • Sữa chua, sữa tươi không đường, sữa không béo.
  • Các loại quả có hàm lượng đường ít ,trung bình như: Thanh long, bưởi , ổi, cam, roi...
  • Thịt nạc, cá nạc, tôm, cá nhỏ cả xương, cua.
  • Ăn đa dạng các loại rau (đặc biệt là các loại rau có tính nhuận tràng ) như : rau khoai lang,mồng tơi, rau đay...
  • Các loại dầu thực vật có các acid béo không no cần thiết cho cơ thể như: Dầu mè, dầu oliu,dầu hướng dương,dầu đậu nành....
  • Nên ăn chia nhiều bữa nhỏ ngoài 3 bữa chính có thể thêm từ 2-3 bữa phụ.
  • Tránh ăn quá nhiều ở một bữa gây tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn.
  • Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình.

Các thực phẩm nên hạn chế dùng trong chế độ ăn

  • Giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhất là đối với những thai phụ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi sinh như: thịt nguội, đồ hộp, mì gói, xúc xích, đồ ăn đóng hộp...
  • Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: Da,lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),...
  • Miến dong, bánh mì trắng.
  • Các loại tinh bột được tinh chế như bột sắn dây, bột dong.
  • Các loại quả có hàm lượng đường cao như táo, na,nhãn,vải,mít,chuối,hồng xiêm...

Thực phẩm không nên dùng.

  • Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường
  • Các loại quả sấy khô
  • Rượu,bia,chè đặc,cà phê, nước ngọt có đường.
  • Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp việc kiểm soát đường trong máu tốt hơn, làm giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con trước, trong và sau khi sinh.Tăng cường ăn các thực phẩm nên ăn và hạn chế tối đa những thực phẩm không nên ăn kết hợp với một chế độ tập luyện hợp lý giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường huyết. Ngoài ra, thai phụ cần khám thai định kỳ thường xuyên để biết được tình trạng kiểm soát đường huyết và được bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?