googleb578e89369db4e48.html

Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

16:12 - 20/08/2021 Lượt xem: 598 Tác giả: Kim Ngân

Bệnh thủy đậu khi mang thai có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai nguy hiểm như thế nào, hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu nhé!

Mắc thủy đậu khi mang thai nguy hiểm như thế nào? phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu (dân gian thường gọi là trái rạ) là bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm Varicella zoster virus (VZV), thường gặp ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần.

Triệu chứng lâm sàng thường dễ nhận biết: Sốt, mệt mỏi và nổi bóng nước khắp người, đường kính bóng nước từ 2 – 5 mm.

2. Triệu chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai

Những dấu hiệu khi bị thủy đậu ở bà bầu là phát ban ở dạng nốt phỏng đường kính 1 – 3 mm, xuất hiện ở các vùng như mặt, tay, chân, kèm theo đó là triệu chứng sốt. Nếu không được chăm sóc tốt, những nốt mụn nước có thể vỡ, gây nhiễm trùng để lại sẹo. Trong một số trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn, các nốt mụn nước hóa mủ, ăn sâu xuống lớp da và tạo sẹo. Bị thủy đậu khi mang thai cần phải được theo dõi đồng thời cùng sản khoa thật chặt chẽ để có thể tư vấn thai phụ kịp thời.

3. Mẹ bầu mắc thủy đậu khi mang thai nguy hiểm như  thế nào?

Bà bầu bị thủy đậu khi mang thai thường có diễn biến bệnh nặng hơn so với người không mang thai. Bị thủy đậu khi mang thai phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, Viêm màng não, Viêm não, Viêm cầu thận, Viêm cơ tim, Nhiễm khuẩn thứ phát, và trong nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Trong số những biến chứng kể trên, Viêm phổi do thủy đậu là biến chứng thường gặp nhất. Viêm phổi do thủy đậu thường phát triển trong vòng một tuần sau khi phát ban.

 

Đối với những thai phụ mắc bệnh thủy đậu nguyên phát khi mang thai, những ảnh hưởng của bệnh đối với thai nhi sẽ tùy vào từng giai đoạn tuổi thai:

Trong 3 tháng đầu: đặc biệt từ tuần thứ 8 đến 12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi mắc phải Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng này là những bóng nước để sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, dị tật đầu nhỏ, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển về tâm thần, trào ngược dạ dày - thực quản, hẹp/tắc ruột... Trong số những trẻ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, có 30% trẻ sẽ tử vong trong những tháng đầu đời, 15% trẻ có nguy cơ mắc bệnh Zona trong 4 năm đầu đời.

Trong 3 tháng giữa: đặc biệt từ tuần 13 - 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi mắc phải hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng lên 2%. Từ sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, hầu như thủy đậu không ảnh hưởng trên thai.

Ngay trước sinh và sau sinh: nếu người mẹ nhiễm thủy đậu trong vòng 5 ngày trước khi sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh sẽ dễ bị thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong của bé sơ sinh lúc này lên đến 25 - 30% trên số trường hợp bị nhiễm.

 

4. Cách xử lý khi bị bệnh thủy đậu trong thai kỳ

Bị thủy đậu khi mang thai, thai phụ cần đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị. Trong thời gian này, thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, thai phụ nên chú ý giữ vệ sinh thân thế, tránh làm vỡ các nốt phỏng nước dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm. Nếu sốt, các bác sĩ có thể dùng thêm thuốc hạ sốt paracetamol.

Tuỳ vào biểu hiện triệu chứng của bệnh và thời gian phơi nhiễm bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng Acyclovir đường uống hoặc đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và con vì Acyclovir có vai trò ức chế sự phát triển của virus từ đó ức chế sự phát triển bệnh.

5. Hướng dẫn phòng ngừa thủy đậu cho bà bầu

Để chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu trong thời gian thai kỳ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện một số biện pháp như:

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh thủy đậu để phòng tránh lây lan.

Thường xuyên giữ vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý và sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng.

Thường xuyên vệ sinh nhà ở, các vật dụng sinh hoạt bằng các chất tẩy rửa thông thường.

Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai là cách bảo vệ con hiệu quả nhất

Tiêm vắc xin chính là biện pháp phòng ngừa thủy đậu đơn giản và hiệu quả nhất. Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng vắc xin tốt nhất là trước khi mang thai 3 tháng. Không chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu khi đang mang thai. Nếu chưa thể tiêm phòng mà đã có thai, nhất là trong 12 tuần đầu của thai kỳ, thai phụ nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, không nên đến chỗ đông người, những nơi có dịch hoặc có người bệnh thủy đậu để tránh lây nhiễm và nhớ mang khẩu trang khi ra đường. 

Với những mẹ bầu đang băn khoăn về việc tình trạng sức khỏe khi mang thai có thể liên hệ tới phòng khám hoặc gặp bác sĩ để được nghe hướng dẫn chi tiết. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén