Mắc sốt xuất huyết có bị ngứa không
16:56 - 20/05/2022 Lượt xem: 1516 Tác giả: Kim Ngân
Sốt xuất huyết là căn bệnh không còn mấy xa lạ, nhất là khi vào mùa mưa, bệnh bùng phát thành dịch vô cùng nguy hiểm. Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc xoay quanh vấn đề về bệnh, một trong số đó là sốt xuất huyết có ngứa không? Tình trạng này liệu có nguy hiểm và làm thế nào để xử lý?
1. Bị sốt xuất huyết có ngứa không
Ngoài các triệu chứng đặc trưng như bệnh nhân sẽ bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, xuất huyết dưới da thì ngứa ngáy cũng là một biểu hiện thường gặp của sốt xuất huyết. Các nốt ban có thể nổi lên khắp cơ thể, nhiều nhất ở vùng lòng bàn chân, bàn tay và gây ngứa cho người bệnh. Có trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết nổi ban ngứa, khó chịu đến mức phải thức trắng đêm, ban ngày mệt mỏi gật gà không thể ngủ được vì ngứa ở mọi nơi. Thậm chí với một số người, hiện tượng ngứa sau các đợt sốt mới xuất hiện.
2. Nguyên nhân gây ra nổi mẩn ngứa khi sốt xuất huyết
Nguyên nhân khiến chúng ta bị ngứa khi bị sốt xuất huyết là do:
Mắc viêm gan cấp - hệ quả do virus Dengue gây ra kèm theo các biểu hiện như gan teo hoặc gan to, gia tăng nồng độ bilirubin và men gan dẫn tới vàng da, ngứa da.
Suy gan cấp do vấn đề sử dụng sai cách paracetamol để hạ sốt.
Ngứa cũng là một biểu hiện cho thấy bạn đang trong giai đoạn phục hồi, dịch ngoại bào đang được tái hấp thu vào máu, mô da ở các vết thương đang dần được hồi phục sau khi bị phát ban nên mới khiến da trở nên ngứa ngáy.
Bất kể nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ngứa da khi bị sốt xuất huyết là gì thì vẫn cần hết sức lưu ý, theo dõi chặt chẽ các biểu hiện, xét nghiệm máu, đánh giá men gan, lượng tiểu cầu để đảm bảo bệnh luôn trong tầm kiểm soát.
Thường thì sau khoảng 2 - 3 ngày tình trạng ngứa sẽ hết, nhưng cũng có khi lâu hơn (có thể 1 tuần hoặc thậm chí là vài tuần).
3. Sự nguy hiểm của sốt xuất huyết đối với mẹ bầu và thai nhi
Sốt xuất huyết khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nguyên nhân là vì khi mang bầu, hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu, tạo cơ hội cho virus có điều kiện phát triển mạnh mẽ, từ đó bà bầu bị sốt xuất huyết nghiêm trọng.
Hơn nữa, virus này còn có thể truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai hoặc khi sinh. Thai phụ có thể cần phải mổ lấy thai nếu chẳng may mắc phải sốt xuất huyết trong thai kỳ. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm xuất hiện trong thời gian mang thai và khi sinh do sốt xuất huyết gây ra, bao gồm: Giảm tiểu cầu, sinh non em bé nhẹ cân, sảy thai, xuất huyết, tiền sản giật khi mang thai.
4. Các biện pháp hạn chế ngứa do sốt xuất huyết
Một số biện pháp đơn giản giúp giảm nhanh tình trạng ngứa do sốt xuất huyết có thể thực hiện tại nhà như:
Mặc quần áo rộng rãi
Sự ma sát giữa quần áo và da sẽ khiến các nốt mẩn đỏ sưng tấy và gây ngứa nhiều hơn. Do đó, bạn nên chọn những bộ quần áo rộng rãi với loại vải thoáng mát để giảm sự ma sát. Đồng thời, nên chọn nước xả vải và bột giặt dịu nhẹ để tránh gây tổn thương da. Nếu là trẻ nhỏ, cần chú ý sử dụng loại tã thấm hút tốt và ít gây kích ứng.
Giữ vệ sinh nơi ở và cơ thể sạch sẽ
Giữ vệ sinh nơi ở sẽ hạn chế muỗi sinh sôi và phòng ngừa bệnh tái phát. Bạn nên vệ sinh chăn màn để tránh vi khuẩn và nấm mốc trú ngụ hoặc xâm nhập vào da gây nhiễm trùng. Ngoài ra, vệ sinh cơ thể đều đặn 1 – 2 lần/ngày để tránh tình trạng mồ hôi, bụi bẩn hay bã nhờn ứ đọng ở các nốt mẩn, gây viêm và mưng mủ. Không nên sử dụng các loại sữa tắm hoặc xà phòng có độ pH cao, có hương liệu vì sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn có thể tắm bằng nước muối ấm giúp tăng tác dụng diệt khuẩn.
Tăng cường miễn dịch
Bạn cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây và bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng; đồng thời hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm gây dị ứng như thịt bò, hải sản,… Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể có thể đào thải virus được nhanh hơn.
Các biện pháp dân gian
Một số biện pháp dân gian dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao như ngâm tay hoặc chân trong nước ấm, có thể pha thêm muối hoặc nước cốt chanh để làm dịu cơn ngứa; sử dụng lô hội để kháng khuẩn, chống nấm, giảm viêm và làm dịu da, giúp vùng da mẩn ngứa nhanh phục hồi. Cho dù nguyên nhân gì gây ra ngứa, dầu dừa vẫn mang lại hiệu quả khá tốt. Do đó, với trường hợp sốt xuất huyết nổi ban ngứa, hãy nhỏ ra vài giọt dầu dừa rồi xoa trực tiếp vào khu vực da bị nổi mẩn để có tác động tốt nhất. Nếu tình trạng ngứa lan ra khắp cơ thể, bạn nên ngâm mình trong nước ấm sau khi thoa dầu dừa lên da.
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, trong trường hợp ngứa quá nhiều, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được chỉ định thuốc điều trị phù hợp.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.