googleb578e89369db4e48.html

Mách mẹ bí kíp đẻ thường không đau

11:25 - 27/07/2022 Lượt xem: 436 Tác giả: Thu Hoàng

Các mẹ khi đẻ thường thường lo lắng về các cơn đau khi chuyển dạ và thắc mắc làm thế nào để đẻ thường không đau, đẻ thường không đau là như thế nào? Hay với những mẹ sinh lần đầu thì không biết đẻ thường đau như thế nào? Để giúp các mẹ vượt cạn thành công, video dưới đây sẽ cung cấp một số bí quyết mẹ đẻ thường không đau, vượt qua cơn đau chuyển dạ một cách dễ dàng:

1. Điều kiện thuận lợi để mẹ sinh thường

  • Ngôi thai thuận

Bên cạnh vấn đề trên thì các vấn đề về ngôi thai thuận là một yếu tố quyết định mẹ có thể sinh thường hay không. Nếu ngôi ngang, ngôi ngược thì em bé sẽ không thể sinh thường mà cần can thiệp sinh mổ.

  • Đường kính lưỡng đỉnh của bé và độ mở tử cung của mẹ thuận lợi

Thai nhi có vòng đầu hay đường kính lưỡng đỉnh lớn sẽ khó lọt qua cổ tử cung của mẹ để ra ngoài. Bên cạnh đó, nếu cổ tử cung của mẹ không đủ mở thì thai nhi cũng sẽ không thể sinh thường. Chính vì thế, trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về vấn đề phương pháp sinh thường và sinh mổ phù hợp.

  • Cân nặng của thai nhi đạt chuẩn

Cân nặng của bé là yếu tố quan trọng để mẹ có thể sinh thường. Em bé có mức cân nặng đạt chuẩn với cơ thể của mẹ sẽ thuận lợi cho việc sinh thường. Ngược lại, em bé có cân nặng quá lớn sẽ khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

  • Mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt

Đây là điều kiện quan trọng để mẹ có thể sinh thường. Nếu mẹ bầu gặp một trong các vấn đề bệnh lý nào có nguy cơ rủi ro, các bác sĩ sẽ không chỉ định để mẹ bầu sinh thường. Ví dụ mẹ bầu mắc hội chứng rối loạn đông máu, tiền sản giật,…. đều là các trường hợp nên chọn sinh mổ để đảm bảo an toàn.

  • Sức khỏe thai nhi tốt

Ngoài sức khỏe của mẹ thì sức khỏe của bé là điều vô cùng quan trọng để bé đủ khỏe vượt qua ống đẻ và chào đời. Trong trường hợp bé gặp các vấn đề về dây rốn thắt nút, sa dây rốn,… mẹ bầu sẽ được chỉ định mổ cấp cứu. Trường hợp dây rốn quấn cổ thì các mẹ chưa cần lo lắng quá nhé, bé vẫn hoàn toàn có thể sinh thường được. 

2. Bí kíp giúp mẹ đẻ thường không đau

  • Tắm bằng nước ấm cũng giúp đẻ thường không đau:

 Khi cơn đau chuyển dạ kéo đến, các cơ trong cơ thể của mẹ sẽ căng ra và làm tăng sự khó chịu, việc tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sẽ giúp giảm đau rõ rệt.

  • Massage đúng cách:

Mẹ sẽ không phải lo lắng đẻ thường đau như thế nào nếu ngay khi cơn đau chuyển dạ kéo đến và mẹ nhờ chồng hoặc người thân massage một cách nhẹ nhàng ở lưng, chân, tay giúp cơ thể thư giãn, bớt căng thẳng.

  • Tập hít thở:

Tập thở nghe đơn giản nhưng vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần học cách hít thở sâu ngay từ trong thai kỳ. Thở sâu giúp mẹ lưu thông máu và khí tốt hơn. Thở sâu giúp mẹ bầu không bị hụt hơi trong quá trình vượt cạn. Đồng thời thở sâu cũng là một cách giúp mẹ bình tĩnh và bớt đau khi sinh.

  • Di chuyển khi có cơn chuyển dạ:

Khi cơn đau ập đến, việc di chuyển, đi lại hoặc ngồi lên 1 quả bóng hơi lớn sẽ giúp mẹ vơi đi cơn đau, đặc biệt việc đi lại sẽ giúp em bé lọt đúng vào khung chậu của mẹ, nhờ vậy việc sinh nở sẽ diễn ra dễ dàng, mẹ sẽ không cần lo lắng đẻ thường đau không nữa.

  • Rặn đẻ đúng cách

Rặn đẻ đúng cách là vô cùng quan trọng. Thông thường trên bàn sinh, mẹ sẽ được các nữ hộ sinh hướng dẫn cách rặn đẻ. Mẹ bầu sẽ thực hiện từng nhịp rặn theo các cơn gò của tử cung để em bé chào đời nhanh nhất. Quá trình sinh sẽ diễn ra rất nhanh khi mẹ bầu thực hiện đúng chỉ dẫn chuyên môn. Vì vậy nên mẹ đừng quá lo lắng.

  • Phương pháp gây tê màng cứng:

Biện pháp cuối cùng để giúp đẻ thường không đau là phương pháp gây tê ngoài màng cứng, phương pháp này cần có sự can thiệp của bác sĩ, bác sĩ sẽ truyền thuốc tê bằng dây truyền nhỏ đặt vào khoang ngoài màng cứng ở lưng của sản phụ, sau 5-10 phút thì sản phụ sẽ cảm nhận được cơn đau giảm dần, thuốc sẽ được truyền liên tục cho đến khi em bé chào đời.

Trên đây là một số thông tin về sinh thường cũng như cách sinh thường không đau dành cho mẹ bầu tham khảo. Dù sinh thường hay sinh mổ thì điều quan trọng nhất vẫn là một thai kỳ khỏe mạnh. Chính vì vậy mẹ bầu hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của mình bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Bên cạnh đó, hãy ghi nhớ các mốc thăm khám quan trọng để theo dõi tốt nhất sức khỏe thai kỳ.

Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn thành công!

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết