Mang song thai - những biến chứng có thể gặp và điều mẹ cần lưu ý
08:26 - 12/11/2020 Lượt xem: 346
Mang thai là niềm vui nhưng đồng thời cũng là nỗi vất vả không nhỏ đối với các mẹ bầu. Mang song thai lại làm tăng lên gấp đôi nỗi vất vả đó. Những mẹ bầu mang song thai có thể gắp nhiều biến chứng hơn những mẹ thai đơn. Vậy mẹ bầu nên làm gì khi mang đa thai? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
1. Những biến chứng mẹ có thể gặp phải khi mang song thai
Sảy thai
Hiện tượng sảy thai sớm trong 3 tháng đầu rất thường thấy ở các thai phụ mang đa thai. Ở các tháng tiếp theo, nguy cơ sảy thai vẫn tiềm ẩn nếu mẹ không được theo dõi đúng cách và có biện pháp xử trí kịp thời.
Sinh non
Biến chứng hay gặp nhất là sinh non. Hơn một nửa phụ nữ mang song thai và thai trong một thai kỳ gặp tình trạng sinh non. Những em bé sinh trước 37 tuần sẽ tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe ngắn hạn và dài hạn. Bao gồm vấn đề về hô hấp, ăn uống và thị giác.
Trong khi đó, những em bé sinh non trước 32 tuần sẽ tăng nguy cơ tử vong hoặc gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, dù được hưởng sự chăm sóc tốt nhất. Thậm chí, có nhiều em bé sinh non do đa thai cần được chăm sóc y tế suốt đời.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là hiện tượng rối loạn huyết áp, xảy ra sau tuần thai thứ 20 hoặc sau khi sinh con. Tình trạng này có xu hướng xuất hiện sớm hơn và nghiêm trọng hơn trong thai kỳ đa thai.
Tiền sản giật là nguyên nhân khiến nhiều cơ quan trong cơ thể người mẹ bị tổn thương. Trong đó, phổ biến nhất là thận, gan, não và mắt. Tiền sản giật nặng còn có thể gây co giật cơ, gọi là sản giật. Khi sản giật xảy ra trong thai kỳ, em bé cần được chào đời càng sớm càng tốt, ngay cả khi chưa phát triển đầy đủ.
Đái tháo đường thai kỳ
Mẹ bầu mang đa thai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cao hơn so với các thai phụ đơn thai khác. Đây cũng là căn nguyên dẫn đến đái tháo đường sau này ở người mẹ. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, trẻ thường gặp vấn đề về hô hấp hoặc hạ đường máu sau sinh.
Trầm cảm hay gặp hơn ở những mẹ bàu mang song thai
Đa thai làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Nếu bạn có cảm giác buồn bã; lo lắng hoặc tuyệt vọng đến mức không thể thực hiện các công việc hàng ngày, hãy thông báo cho bác sĩ ngay.
Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Những em bé sinh ra từ người mẹ mang đa thai tăng gấp đôi nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, bao gồm nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác, cũng như các vấn đề về đường tiêu hóa và tim.
Thai nhi phát triển bất thường
Ở các thai kỳ đa thai, thai nhi phải đối mặt với nguy cơ chậm phát triển hoặc phát triển bất thường. Sự phát triển bất thường của thai nhi thường tỷ lệ thuận với số lượng túi thai trong buồng tử cung. Nếu có những dấu hiệu bất thường, mẹ cần được thăm khám ngay để được theo dõi sát sao và xử trí kịp thời.
Thai nhi có chung một bánh rau với mẹ mang song thai hoặc đa thai
Hội chứng truyền máu (TTTS) có thể xảy ra khi mẹ mang song thai. Trong TTTS, lưu lượng máu giữa các em bé trở nên mất cân bằng. Một em bé truyền máu cho em bé còn lại. Em bé cho bị thiếu máu trong khi em bé nhận dư máu. TTTS càng xảy ra sớm trong thai kỳ, biến chứng càng nghiêm trọng đối với một hoặc cả hai em bé.
Ngoài ra, song thai chung một bánh rau còn gặp biến chứng liên quan đến xoắn dây rốn; tức là dây rốn của thai nhi này bị quấn vào dây rốn hoặc các bộ phận của thai nhi kia.
2. Mẹ bầu nên làm gì khi mang song thai
Khi được chẩn đoán mang song thai, đa thai; mẹ bầu hãy tuân thủ các biện pháp sau để hạn chế tối đa các biến chứng có thể gặp phải cho cả mẹ lẫn bé:
Theo dõi thai chặt chẽ khi biết mình mang song thai hoặc đa thai
Đi khám thường xuyên để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Việc siêu âm đúng lịch cũng giúp bác sĩ sớm phát hiện các dị tật thai nhi; đồng thời phát hiện sớm những tai biến sản khoa (như tiền sản giật, hội chứng truyền máu song thai…) để có hướng can thiệp kịp thời.
Khâu cổ tử cung
Để tránh tình trạng cổ tử cung mở quá sớm, bác sĩ thường chỉ định khâu cổ tử cung ở các mẹ bầu mang đa thai. Điều này giúp giữ cho thai nhi ở lâu nhất trong bụng mẹ; hạn chế nguy cơ bé gặp phải các vấn đề sức khỏe nếu chẳng may sinh non.
Dùng thuốc đầy đủ và đúng liều theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
Với mẹ bầu đa thai, việc bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm là chưa đủ. Vậy nên, bổ sung thuốc hỗ trong trong quá trình mang thai là cần thiết. Ngoài thuốc bổ, bác sĩ có thể kê thuốc để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra với mẹ và thai. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Khi nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi tăng lên gấp đôi, gấp ba… mẹ cần cung cấp nhiều dưỡng chất hơn để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng cho cả trẻ sơ sinh sau này. Thực đơn cho mẹ cần đa dạng, đủ cả lượng và chất; trong đó tăng cường các vi chất quan trọng như sắt, canxi, axit folic, vitamin A…
Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ
Hạn chế thức khuya, nghỉ ngơi nhiều, thư giãn, đi lại vận động nhẹ nhàng; tránh làm việc quá sức là những điều mẹ cần lưu ý nhằm hạn chế các nguy cơ biến chứng thai kỳ.
Lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín là cơ sở đầu tiên để mẹ có thể theo dõi em bé khỏe mạnh. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy là đơn vị khám được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn để theo dõi thai kỳ. Để đặt lịch khám, mẹ bầu có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.