googleb578e89369db4e48.html

Mang thai bị nhiễm nấm âm đạo thì có ảnh hưởng tới em bé không ?

02:25 - 06/04/2020 Lượt xem: 1858

Khi mang thai sức đề kháng của người mẹ giảm, ngoài ra nội tiết thai kỳ làm thay đổi pH âm đạo, do vậy, các thai phụ dễ bị viêm âm đạo do nấm. Với bản thân thai phụ, nấm âm đạo gây ngứa ngày khó chịu, có nhiều huyết trắng làm vùng kín ẩm […]

Khi mang thai sức đề kháng của người mẹ giảm, ngoài ra nội tiết thai kỳ làm thay đổi pH âm đạo, do vậy, các thai phụ dễ bị viêm âm đạo do nấm. Với bản thân thai phụ, nấm âm đạo gây ngứa ngày khó chịu, có nhiều huyết trắng làm vùng kín ẩm ướt thường xuyên, có nguy cơ sinh non. Nếu không điều trị, khi bé được sinh ra bằng đường âm đạo có nguy cơ nhiễm nấm, bé sơ sinh có thể bị nấm da, nấm miệng, thậm chí viêm màng não do nấm.

1. Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm âm đạo khi mang thai?

Khi mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo thường xuất hiện một số triệu chứng điển hình sau:

      • Cảm thấy ngứa rát, đau nhức tại vùng kín.
      • Sưng đỏ môi lớn và có thể kèm mùi hôi nếu tình trạng viêm trở nên nặng.
      • Ra nhiều khí hư màu trắng đục, đặc như sữa, vón cục giống như bã đậu…
      • Trường hợp bệnh nấm Candida khi mang thai còn ảnh hưởng đến đường tiết niệu; gây tiểu buốt; tiểu rát ở các mẹ bầu.
      • Đau rát khi quan hệ.

2. Mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến em bé ?

Nhiễm nấm âm đạo trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé như sau:

      • Gây hại cho người mẹ, khiến cơ thể mẹ không thể nuôi dưỡng tốt cho thai hoặc sử dụng các loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
      • Gây hại trực tiếp cho thai bằng cách tạo ra những thay đổi dẫn đến bất thường khi sinh.
      • Kích thích chuyển dạ sớm hoặc sẩy thai.
      • Nếu không điều trị khi trẻ sinh ra bằng đường âm đạo có nguy cơ nhiễm nấm, bé sơ sinh có thể bị nấm da, nấm miệng, thậm chí viêm màng não do nấm gây nguy hiểm cho em bé.

3. Tại sao mẹ bầu hay bị nhiễm nấm âm đạo ?

Có khoảng 20-30% phụ nữ khi mang thai bị nhiễm nấm âm đạo, thường là vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Vậy tại sao phụ nữ khi mang bầu lại dễ bị nhiễm nấm ? Vì khi mang thai cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều đặc biệt là về nội tiết khiến dịch tiết âm đạo tăng lên, PH âm đạo thay đổi, cộng thêm tác động của ngoại cảnh như môi trường, nếu mẹ không thay rửa đồ lót thường xuyên thì rất dễ bị nhiễm nấm.

4. Cách phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo cho mẹ bầu

      • Quan hệ tình dục một vợ một chồng.
      • Không dùng chung đồ lót với người khác, quần lót luôn rộng thông thoáng.
      • Băng vệ sinh chỉ dùng những ngày đầu và cuối khi hành kinh, không nên dùng thường xuyên.
      • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày và vệ sinh đúng cách từ trước ra sau.
      • Tắm ngay sau khi bơi. Đồ lót, quần áo ẩm là môi trường tốt cho nấm men phát triển.
      • Không thụt rửa âm đạo, tránh dùng các dung dịch vệ sinh nhiều mùi thơm và có chất tẩy rửa mạnh.
      • Không sử dụng chất xịt thơm vùng kín như nước hoa.
      • Hạn chế lượng đường, vì đường thúc đẩy sự phát triển của nấm men.
      • Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga để tăng sức đề kháng.
      • Nghỉ ngơi nhiều để cơ thể chống lại nhiễm trùng dễ dàng hơn.

Bệnh nấm âm đạo tuy không phải là một bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu nhưng nếu không được điều trị triệt để sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của mẹ bầu và thai nhi.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm; đến từ các viện sản lớn như phụ sản TW, phụ sản hà nội. Đến với phòng khám các mẹ bầu sẽ được khám thai, khám phụ khoa tư vấn điều trị và cách phòng ngừa các bệnh phu khoa giúp mẹ bầu an tâm hơn.

Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN
hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết