googleb578e89369db4e48.html

Mang thai bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

08:46 - 05/06/2020 Lượt xem: 301

Thời gian mang thai là thời điểm vô cùng nhạy cảm ở người phụ nữ, giai đoạn này hệ miễn dịch của mẹ sẽ tập trung để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi, do đó việc tăng khả năng đề kháng của bà bầu là rất kém dễ bị nhiễm virus viêm gan B. […]

Thời gian mang thai là thời điểm vô cùng nhạy cảm ở người phụ nữ, giai đoạn này hệ miễn dịch của mẹ sẽ tập trung để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi, do đó việc tăng khả năng đề kháng của bà bầu là rất kém dễ bị nhiễm virus viêm gan B. Vậy viêm gan B là bệnh gì và có có ảnh hưởng đến thai nhi không ? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bà viết dưới đây nhé !

1. Bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây nên (hay còn gọi là virus HBV). Nếu viêm gan B không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh xơ gan;  thậm chí ung thư gan,… Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng con người. Đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Viêm gan B có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Virus viêm gan B lây truyền qua ba con đường chính, đó là:

      • Viêm gan B lây từ mẹ sang con.
      • Viêm gan B lây qua đường máu.
      • Viêm gan B lây qua đường quan hệ tình dục.

2. Triệu chứng của viêm gan B  

Viêm gan B ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện, triệu chứng bệnh không rõ ràng; việc phát hiện khó khăn với một số triệu chứng thường gặp như:

      • Cơ thể mệt mỏi, giống như bị cảm cúm, người đau nhức,..
      • Có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn,…
      • Hiện tượng vàng da, vàng mắt, thậm chí nước tiểu có màu vàng đậm,…

Vì vậy để tầm soát bệnh trong thời gian mang thai; ngoài các xét nghiệm kiểm tra chức năng đường máu, mỡ máu, siêu âm thai nhi thông thường; mẹ bầu cũng cần chú ý tới các triệu chứng của mình và tiến hành xét nghiệm viêm gan B để phát hiện và điều trị sớm tránh ảnh hưởng đến thai.

3. Mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai không ?

Virus viêm gan B sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu và không truyền qua được nhau thai. Vì vậy, nó không gây ảnh hưởng nhiều cho quá trình phát triển của thai nhi như những loại virus khác như rubella, cúm,… Bà mẹ mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn tăng trưởng bình thường, không bị dị tật thai nhi.

Chỉ khi người mẹ bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất của người mẹ nếu bị bệnh này chính là biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi.

Mẹ bị viêm gan B con sinh ra có nguy cơ bị lây nhiễm cao. Nhiễm virus viêm gan B có thể rất nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh; thậm chí đe dọa đến tính mạng. Trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ cao (lên đến 90%) trở thành người mang mầm bệnh. Trẻ cũng có thể truyền virus cho người khác. Khi trưởng thành, khoảng 25% trường hợp sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan. Bên cạnh đó, nhiễm HBV cấp tính xảy ra sớm trong thai kỳ có liên quan đến tỉ lệ lây truyền chu sinh 10%. Tỷ lệ lây truyền tăng đáng kể nếu nhiễm trùng cấp tính xảy ra vào lúc hoặc gần lúc sinh; với tỉ lệ được báo cáo lên tới 60%.

4. Làm sao để phòng tránh bệnh viêm gan B khi mang thai

Một số cách phòng tránh lây nhiễm bệnh:

      • Quan hệ tình dục thủy chung, an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
      • Nên đi khám sức khỏe định kỳ để chắc chắn không bị nhiễm bệnh.
      • Tiêm vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất
      • Trước khi có ý định mang thai cả hai vợ chồng cần đi kiểm tra để xác định có bị nhiễm bệnh không.
      • Thai phụ cũng cần thăm khám định kỳ trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.
      • Băng kín các vết thương hở để tránh bị lây nhiễm virus viêm gan B.
      • Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm với bất kỳ ai.
      • Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở, chất dịch của người khác nếu không sử dụng dụng cụ bảo vệ.
      • Không xăm hình, làm răng, châm cứu, xăm mắt, xăm môi…tại những cơ sở không uy tín, an toàn.
      • Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như: bàn chải đánh răng, kìm bấm móng, bàn chải đánh răng…

Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn, người mẹ trước khi mang thai cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ cũng như khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cơ thể đã sẵn sàng bước vào hành trình thai kỳ 9 tháng 10 ngày.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy siêu âm và xét nghiệm hiện đại, tiên tiến hàng đầu thế giới. Phòng khám là một trong những địa chỉ khám thai tin cậy cho mẹ bầu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Để đặt lịch khám thai, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được tư vấn.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết