Mang thai lần đầu một số điều mẹ bầu cần lưu ý
08:18 - 26/05/2021 Lượt xem: 486
Bạn mới mang thai lần đầu bên cạnh những niềm vui hạnh phúc là những lo lắng và băn khoăn do chưa có kinh nghiệm không biết làm sao để có một thai kỳ suôn sẻ ? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu những điều cần lưu ý khi mang thai trong bài viết sau nhé.
1. Nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm
Việc phát hiện thai sớm sẽ giúp cho người mẹ chủ động hơn trong việc thay đổi các thói quen đi đứng hàng ngày, ăn uống hợp lý hơn, tránh các vận động mạnh như chạy, nhảy… sẽ dẫn tới động thai, rất nguy hiểm.
Đa số các mẹ mang thai lần đầu đều không biết mình có thai cho đến khi trễ kinh và dùng que thử thai. Ngoài việc sử dụng que thử thai, bạn cũng có thể phát hiện dấu hiệu mang thai sớm bằng cách dựa vào các dấu hiệu thay đổi trên cơ thể như:
- Máu báo thai, tức là có ra máu nhẹ và dịch âm đạo nhiều hơn, nhưng chưa đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi nhiều.
- Có hiện tượng đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Có cảm giác chán ăn hay chóng mặt, đau đầu hoặc dễ buồn nôn.
- Có cảm giác ngực bị căng tức, nhũ hoa chuyển sang màu sẫm hơn.
2. Khám thai định kỳ
Nhiều cặp vợ chồng đã đi khám sức khỏe tiền sản trước khi thụ thai để đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ trong lần mang thai đầu tiên. Khi đã mang thai, bạn tuân thủ những mốc khám thai định kỳ mà bác sĩ đã đề ra. Các buổi khám thai là cơ hội để mẹ tìm hiểu sự phát triển của bé cũng như biết rõ tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Ngoài ra, khám thai thường xuyên còn giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở thai nhi để có biện pháp xử lý.
3. Tiêm vắc xin – Một trong những điều cần biết khi mang thai lần đầu mà mẹ cần tuân thủ
Ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình mang thai, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn nên tiêm loại vắc xin nào. Chúng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ hoặc khi chào đời. Hãy nhớ rằng một số bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé. Vì vậy, bạn hãy chăm sóc bản thân cẩn thận nhé.
Nhiều người nói rằng, tiêm vắc xin khi mang thai sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng để chứng minh. Việc tiêm vắc xin khi mang thai thường lợi nhiều hơn hại:
Vắc xin viêm gan B:
Vaccin VGB không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Vắc xin viêm gan A:
Vaccin VGA nên tiêm nếu có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.
Tiêm phòng cúm
Vắc xin phòng cúm: nên tiêm trước khi vào mùa cúm.
Tiêm phòng uốn ván:
Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà: nên tiêm từ tuần 27–36.
Vắc xin viêm màng não.
Một số vắc xin mẹ bầu không nên tiêm:
- Vaccin cúm LAIV.
- Vaccin ngừa HPV.
- Vaccin ngừa sởi, quai bị và sởi Rubella
- Vaccin bại liệt (IPV).
4. Vận động nhẹ nhàng là điều cần thiết
Các mẹ bầu nên tập thể dục hàng ngày để đảm bảo mọi chức năng của cơ thể vận hành trơn tru. Quá trình sinh con đòi hỏi rất nhiều sức lực. Mẹ bầu cần có sức khỏe để có thể vượt qua quá trình đó một cách thuận buồm xuôi gió. Ngoài ra, việc tập thể dục khi mang thai còn giúp giảm cảm giác khó chịu do thai kỳ, theo đó sự phát triển của thai nhi cũng theo đà tiến triển tốt hơn.
5. Du lịch khi mang thai lần đầu
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ và giai đoạn cuối, mẹ bầu nên hạn chế du lịch, di chuyển xa. Bạn chỉ nên làm việc này khi đã bước vào tam cá nguyệt thứ 2. Lưu ý để tránh những rắc rối, một số hãng hàng không từ chối phục vụ khách hàng mang thai sau 36 tuần nên nếu đi du lịch xa bằng phương tiện này bạn nên tìm hiểu rõ.
Trường hợp có những vấn đề sau, mẹ bầu nên tránh đi du lịch:
- Từng bị sảy thai
- Mang đa thai
- Huyết áp cao
- Tử cung bất thường
- Tiểu đường thai kỳ
- Cổ tử cung bất thường
- Bong huyết trong thai kỳ
- Đã từng bị tiền sản giật hoặc thai ngoài tử cung
6. Tránh làm việc căng thẳng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Các bà mẹ có thể chuyên tâm tập trung vào công việc khi bé đã chào đời. Do đó, đừng suy nghĩ quá nhiều về công việc ở thời điểm hiện tại mà hãy tập trung chăm sóc bé.
Những bà mẹ làm việc đến tháng thứ tám thường đẻ con nhẹ cân. Mang thai đã tạo ra rất nhiều căng thẳng cho cơ thể, do đó bạn đừng ép cơ thể chịu đựng thêm những căng thẳng do công việc.
7. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng thai kỳ vô cùng quan trọng. Không phải cứ cho rằng khi mang thai thì mẹ phải ăn uống nhiều gấp hai lần, thật chất mẹ bầu chỉ cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sức khỏe cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Lời khuyên cho các mẹ bầu nên và không nên:
- Ăn chín uống sôi
- Bổ sung các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tươi
- Ăn đa dạng các thực phẩm
- Kiêng các chất kích thích rượu, bia, cafe…
- Hạn chế các thực phẩm có tính cay nóng như ớt, tiêu..
- Những loại cá sống dưới tầng nước sâu có chứa thủy ngân không tốt cho thai nhi: Cá thu, cá ngừ
- Những thực phẩm gây co thắt, làm mềm tử cung như dứa, đu đủ xanh, rau ngót
- Những thực phẩm tái, sống như các món gỏi, tái chanh…
- Thực phẩm chưa được tiệt trùng, thịt muối, pho mát mềm…
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.