googleb578e89369db4e48.html

Mất ngủ sau sinh và cách phòng tránh

15:33 - 13/03/2023 Lượt xem: 573 Tác giả: Kim Ngân

Mất ngủ sau sinh là tình trạng người mẹ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn không sâu giấc, hay giấc ngủ không liên tục sau khi sinh con. Không phải phụ nữ sau sinh nào cũng bị mất ngủ. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng phổ biến ở phụ nữ sau khi vượt cạn.

Vì sao sau sinh mẹ lại bị mất ngủ

Giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn: Sau khi bé ra đời, giờ giấc sinh hoạt của tất cả các sản phụ đều bị thay đổi, phụ thuộc vào con. Theo đó mẹ bỉm sẽ phải thường xuyên dậy giữa đêm để cho bé bú (trung bình từ 2-3 lần), thay tã, ru con ngủ,… Việc các bé “ngủ ngày cày đêm” khiến giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh mất ngủ ban đêm sau khi sinh mổ.

Vết mổ, vết khâu tầng sinh môn gây đau nhức: Nhiều chị em sinh nở bằng phương pháp mổ, nên các vết mổ chưa lành có thể gây đau nhức trong suốt 1-3 tháng đầu. Vết khâu tầng sinh môn chưa thể phục hồi ngay trong tuần đầu sau sinh. Tình trạng đau nhức khiến chị em không thể chìm vào giấc ngủ dù cơ thể rất mệt mỏi. Tuy nhiên nguyên nhân này sẽ thuyên giảm theo thời gian, chị em không cần quá lo lắng.

Thay đổi nội tiết tố: Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên khó ngủ sau khi sinh. Theo đó sau khi sinh nồng độ hormone estrogen và progesteron bị suy giảm đột ngột trong vòng 6 tuần đầu khiến giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng.

Rối loạn tâm lý: Bên cạnh niềm hạnh phúc và phấn khởi khi thấy con chào đời, nhiều mẹ bỉm còn thấy áp lực và lo lắng, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Theo đó sản phụ sẽ lo lắng liệu con có bị đói không, con đã ngủ đủ giấc chưa, con có thấy đau khó chịu gì không,… Vấn đề chăm con áp lực gây ra cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ quá nhiều khiến mẹ bỉm không thể ngủ ngon giấc.

Đổ mồ hôi sau khi sinh: Ở một số trường hợp, sản phụ sau khi sinh bị đổ mồ hôi và dịch sản nhiều nhằm làm sạch cơ thể. Việc mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể ngứa ngáy khó chịu, làm gián đoạn giấc ngủ của sản phụ.

Những yếu tố bên ngoài tác động: Mẹ bỉm bị mất ngủ kéo dài sau sinh có thể do các yếu tố bên ngoài. Ví dụ như thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, phòng ngủ bí, không thông thoáng, ít giao tiếp với người xung quanh,… Cũng có thể do những quan niệm kiêng khem cổ hủ khiến mẹ bỉm bị mất ngủ, khó ngủ sau khi sinh.

Triệu chứng của mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh và cách phòng tránh

  • Khó ngủ vào ban đêm.
  • Thức dậy trong đêm nhiều lần.
  • Khó có thể ngủ lại sau thức giấc.
  • Thức dậy quá sớm.
  • Mệt mỏi sau khi thức giấc, buồn ngủ ban ngày nhưng không thể ngủ được.
  • Cảm giác khó chịu, dễ cáu gắt, lo lắng, trầm cảm.
  • Khó chú ý, tập trung vào công việc, làm việc dễ sai sót, dễ gây tai nạn khi làm việc hay di chuyển.
  • Cảm giác lo lắng về giấc ngủ, ngủ không an giấc hay có giấc mộng khi ngủ.

Cách phòng mất ngủ sau sinh

Tranh thủ ngủ khi trẻ ngủ: Các mẹ mới sinh cần được nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, đặc biệt là khi họ ngủ không ngon giấc vào ban đêm. Khi bé ngủ vào ban ngày, hãy tận dụng thời gian đó để bản thân được nghỉ ngơi.

Giảm lo lắng và căng thẳng: Những suy nghĩ căng thẳng và lo lắng có thể khiến phụ nữ sau sinh khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Tìm cách giải tỏa căng thẳng có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng mất ngủ.

Hạn chế caffeine và rượu: Một số chất như caffeine, rượu và nicotine cản trở giấc ngủ ngon và khiến chứng mất ngủ sau sinh trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn nên tránh những chất này trong thời kỳ hậu sản của mình.

Tập thể dục: Hoạt động thể chất hàng ngày là một cách để cải thiện giấc ngủ của mẹ. mẹ có thể đi bộ buổi sáng để tỉnh táo hơn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Lưu ý, cần nhớ tránh tập thể dục ngay trước khi đi ngủ, vì điều này có thể cản trở khả năng đi vào giấc ngủ của bạn.

Tránh sử dụng thiết bị điện tử: Nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính hoặc tivi trước khi ngủ khiến chứng mất ngủ sau sinh trở nên trầm trọng hơn. Ánh sáng từ màn hình của các thiết bị điện tử sẽ khiến mẹ khó vào giấc hơn. Hãy cố gắng tránh sử dụng thiết bị trong khoảng hai giờ trước khi đi ngủ.

Bổ sung những thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ cho mẹ: Tâm sen, đậu đen, đậu xanh, củ gừng… sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng khó ngủ ở mẹ sau sinh. Mẹ có thể chế biến vào bữa ăn hàng ngày nhé!

Bị mất ngủ sau sinh có khỏi được không?

MẤT NGỦ SAU SINH VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Mất ngủ sau sinh có thể tự biến mất sau khi bé được 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, có những trường hợp sẽ kéo dài dẫn đến mất ngủ mãn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này.

Chứng mất ngủ sau sinh có thể khỏi trong điều kiện được điều trị đúng cách. Nếu bị mất ngủ sau sinh, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục