Máu nhiễm mỡ khi mang thai có nguy hiểm không?
10:53 - 23/01/2022 Lượt xem: 696 Tác giả: Kim Ngân
Bệnh máu nhiễm mỡ là căn bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với phụ nữ mang thai. Vì thế việc nhận biết sớm bệnh mỡ máu có thể hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
1. Máu nhiễm mỡ khi mang thai có đáng lo ngại
Máu nhiễm mỡ là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, viêm gan, ung thư gan, hoại tử ruột, sỏi thận...
Vì vậy, khi mang thai nếu bạn bị máu nhiễm mỡ sẽ càng nguy hiểm hơn. Khả năng bị tiền sản giật cao gấp 2 lần so với những người có mức cholesterol bình thường.
Và thực chất đây là tình trạng nhiễm độc máu khi mang thai, làm tăng huyết áp thai kỳ đồng thời gây ra những biến chứng về thận và gây phù nề cho mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Bệnh máu nhiễm mỡ còn có nguy cơ di truyền nên nếu như mẹ mắc máu nhiễm mỡ trong thai kỳ, rất có thể sẽ em bé cũng sẽ có thể bị mắc bệnh.
2. Nguyên nhân máu nhiễm mỡ
- Do chế độ ăn uống không hợp lí, thiếu khoa học, ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng nhiều chất béo làm tăng lượng mỡ thừa tích tụ trong máu gây tình trạng máu nhiễm mỡ cao ở bà bầu.
- Do ít vận động: Khi mang thai, người phụ nữ thường cẩn trọng trong việc đi lại, nhất là vận động mạnh. Sẽ tạo điều kiện cho bệnh máu nhiễm mỡ phát triển, cơ thể không thể đốt cháy năng lượng, mỡ dư thừa trong máu.
- Khi Stress, mệt mỏi: Quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể bị rối loạn gây ra bệnh máu nhiễm mỡ.
- Ngoài ra thì nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ khi mang thai là do di truyền.
3. Phòng ngừa và khăc phục mỡ máu ở bà bầu
- Để phòng ngừa bệnh mỡ máu mẹ bầu nên hạn chế dùng các loại thức ăn có chưa nhiều acid béo no như: mỡ động vật, da các loại gia cầm, thịt nhiều mỡ.
- Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ như mì ăn liền (các loại mì có chiên, tẩm), các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán, xúc xích.
- Không ăn các thực phẩm nhiều cholesterol như: phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng…
- Không ăn các loại dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trong rau có chứa lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đồng thời hạn chế hấp thụ cholesterol đường ruột, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ. Các loại rau xanh là thực phẩm làm từ đậu, mộc nhĩ, hành tây, nấm hương… chứa ít cholesterol rất tốt cho thai phụ…
- Nếu có kèm tăng huyết áp: cần ăn nhạt, hạn chế Natri.
- Các loại quả không nên xay ép mà nên ăn dạng miếng/ múi để giữ lại lượng chất xơ trong đó.
- Nên dùng các loại thịt ít chất béo như: thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt cá nạc và đậu đỗ
- Nên ăn các thực phẩm được chế biến từ đậu tương như: đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ… vì nó chứa nhiều estrogen và isoflavon giúp làm giảm cholesterol máu
Lưu ý:
- Các món ăn nên luộc, hấp, hạn chế xào, rán.
- Duy trì lối sống lành mạnh tập thể dục đều đặn.
- Kiểm soát cân nặng: tránh để tăng cân.
- Nên tránh căng thẳng, tránh các suy nghĩ bi quan.
Hầu hết những người có cholesterol máu cao đều không có dấu hiệu gì báo trước và cách duy nhất để phát hiện ra bệnh là làm xét nghiệm máu. Với phụ nữ mang thai, cần khám thai và là xét nghiệm máu định kỳ để bác sĩ có thể tư vẫn được những nguy cơ có thể mắc phải nếu các chỉ số xét nghiệm có liên quan đến mỡ máu có sự thay đổi. Để đặt lịch khám thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.