googleb578e89369db4e48.html

Mẹ bầu ăn gì để không bị táo bón ?

06:13 - 27/05/2020 Lượt xem: 1060

Ăn gì để hết táo bón ? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Có tới 40% các mẹ sẽ bị táo bón khi mang bầu. Người ta còn gọi táo bón khi mang bầu là táo bón thai kỳ. Táo bón không chỉ gây ra […]

Ăn gì để hết táo bón ? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Có tới 40% các mẹ sẽ bị táo bón khi mang bầu. Người ta còn gọi táo bón khi mang bầu là táo bón thai kỳ. Táo bón không chỉ gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống; làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe của mẹ cũng như của thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ bầu 1 số thực phẩm, món ăn giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ.

1. Chuối

Chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng; tránh táo bón mà mẹ bầu nên dung nạp hàng ngày. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối khi bụng trống không hoặc ninh chín chuối (ninh cả vỏ); có tác dụng nhuận tràng lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.

Mẹ bầu nên nhớ chỉ nên ăn chuối chín hoặc chuối đã nấu chín, tránh ăn chuối xanh nhé.

mẹ bầu ăn gì không bị táo bón

2. Khoai lang

Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.

3. Quả sung

Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào.

Bà bầu có thể trị táo bón bằng cách: Sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 – 5 quả. Sung giúp nhuận tràng tốt hơn nếu các mẹ ăn sung cả vỏ. Khi chọn sung, hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm. Sung là một trong những loài quả dễ thối nên chỉ nên trữ khoảng 1,2 ngày. Nếu không có sung tươi, các mẹ có thể thay thế bằng sung khô.

4. Đu đủ chín

Mẹ bầu hãy bổ sung ngay loại quả này vào thực đơn hàng ngày của mình nhé vì đu đủ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Phần thịt của đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa papain; một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón.

5. Táo

Táo phong phú hàm lượng các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, lưu huỳnh và pectin. Ngoài ra, táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol.

Tuy nhiên, các mẹ cần cẩn thận chọn mua những loại táo không chứa chất bảo quản hoặc bị phun nhiều thuốc trừ sâu. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên ăn từ 1 – 2 quả táo mỗi ngày là tốt nhất.

6. Cà rốt

Cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho; có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.

7. Cháo cá chép

Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, có công dụng an thai, thông sữa, giảm ho suyễn, lợi tiểu, tiêu phù thủng…

Nguyên liệu: Một con cá chép khoảng nửa kg (chọn cá tươi, còn sống), 100 gr gạo tẻ loại ngon, 30 gr hạt sen, 30 gr vị thuốc nhục thung dung, 10 gr sa nhân và các gia vị hành, ngò, mắm, muối, tiêu, bột nêm…

Chế biến: Cá chép làm sạch vảy, bỏ nội tạng bên trong, gạo vo sạch để sẵn, sa nhân giã dập. Cho nhục thung dung và sa nhân vào nồi cùng nửa lít nước nấu khoảng 15 phút; gạn lọc lấy nước thuốc đó rồi cho tiếp cá, gạo, hạt sen vào nấu đến khi vừa chín tới, nêm nếm các gia vị vừa ăn. Ngày dùng hai lần, dùng thường xuyên, thích hợp trong thời gian mang thai.

Món cháo cá chép này có tác dụng chủ trị tình trạng ăn ngủ kém, an thai và chống táo bón.

8. Các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh.

Mỗi ngày mẹ bầu có thể uống từ 1-2 cốc nước cam hoặc chanh rất tốt cho sức khỏe. Những trái này giàu vitamin C giúp tăng sức để kháng, nguồn chất xơ dồi dào giúp giảm táo bón.

9. Sữa chua

Sữa chua probiotic chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột tốt cho hệ tiêu hóa giúp cải thiện tình trạng táo bón. Mẹ bầu nên ăn 1-2 hộp sữa chua 1 ngày.

10. Lê

Quả lê rất nhiều chất xơ. Cỡ 1 quả lê trung bình chứa tầm 5,5g; chúng giúp giảm táo bón do chứa nhiều Fluctose và sorbitol hút nước ở đại tràng do đó kích thích đi vệ sinh. Mẹ bầu có thể uống nước ép lê giúp giảm táo bón nhanh hơn.

Trên đây là 10 loại thực phẩm giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu bị táo bón nên tránh xa các thực phẩm chứa caffeine như cà phê, trà đặc, socola,…

Táo bón trong quá trình mang thai là một hiện tượng phổ biến xong cũng có thể dẫn tới những biến chứng xấu. Phụ nữ mang thai bị táo bón ngoài chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung đủ lượng nước hằng ngày cho cơ thể.

Bên cạnh đó, vận động nhẹ nhàng hay tập thể dục là không thể thiếu trong quá trình phòng ngừa và điều trị táo bón. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc trị táo bón cho bà bầu.

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV