Mẹ bầu bị zona có ảnh hưởng tới thai nhi không ?
08:44 - 04/06/2020 Lượt xem: 2379
1. Vì sao mang thai dễ mắc bệnh zona thần kinh? Nếu cơ thể bà bầu trước đây từng bị bệnh thủy đậu thì nguy cơ cao sẽ mắc phải bệnh zona thần kinh về sau là rất cao; bởi lúc này hệ thống miễn dịch bị suy giảm; lượng hocmon trong cơ thể bị […]
1. Vì sao mang thai dễ mắc bệnh zona thần kinh?
Nếu cơ thể bà bầu trước đây từng bị bệnh thủy đậu thì nguy cơ cao sẽ mắc phải bệnh zona thần kinh về sau là rất cao; bởi lúc này hệ thống miễn dịch bị suy giảm; lượng hocmon trong cơ thể bị rối loạn dẫn tới tình trạng sức khỏe yếu hơn; dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài và bên trong.
2. Mẹ bầu bị zona thần kinh sẽ có những triệu chứng gì?
- Khi bị bệnh zona thần kinh, bà bầu sẽ có cảm giác ngứa ngáy trên người nhất là khuôn mặt.
- Khi bệnh phát triển, vùng da phát bệnh sẽ ngứa, căng, bỏng, nhức dài lâu; kèm theo cơ thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi… Những trường hợp nặng còn gây nên cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, sốt, khó tiểu.
- Triệu chứng đau, ngứa kéo dài khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày; các mụn nước sẽ bắt đầu vỡ và chảy nước; sau đó các vết này sẽ khô đi, để lại sẹo.
- Vị trí tổn thương thường gặp: chủ yếu ở ngực, đôi khi ở lưng, mông, gáy, mặt, da đầu, chân, tay…
3. Bị zona có ảnh hưởng tới thai nhi không ?
Zona thần kinh được cho là không nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng vẫn có tỷ lệ dị tật thai nhi chiếm khoảng 2%.
Đối với bệnh zona thần kinh, thường bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần. Với phụ nữ mang thai cũng tương tự như vậy; các đốm mụn nước sẽ tự vỡ sau khoảng vài ngày và khô lại; sau đó tróc vảy và khỏi dần mà không cần phải điều trị gì.
Tuy nhiên, do vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng tại các vết mụn cho nên việc thúc đẩy quá trình liền bệnh bằng cách dùng thuốc là rất hữu ích. Nếu là ở người bình thường, việc dùng thuốc không cần phải băn khoăn; nhưng ở bà bầu thì việc thận trọng là cần thiết.
Hơn nữa, dù được cho là không nguy hiểm cho mẹ và bé; nhưng vẫn có tỷ lệ dị tật thai nhi do zona gây ra được công bố là khoảng 2% nếu là ở tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Nếu là thai nhi trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ này có thể cao hơn. Cho nên vẫn cần thận trọng, kiểm tra và sàng lọc kỹ hơn.
Khi đó, để điều trị zona thần kinh, thường sẽ cần dùng thuốc uống, bôi và rửa. Nhưng ở phụ nữ mang thai, nếu cần thiết chỉ có thể bôi thuốc hoặc nhẹ hơn chỉ cần dùng dung dịch rửa hàng ngày thật nhanh. Sản phẩm sử dụng để bôi, rửa được cho có thể sử dụng là acyclovir chống viêm và ngừa bội nhiễm, ngừa viêm. Tuy nhiên, thực sự bạn có sử dụng được loại thuốc này bôi ngoài hay không; liều lượng bôi như thế nào cần xin tư vấn của bác sĩ.
Cẩn trọng hơn, bà bầu chỉ cần rửa ngoài bằng nước sạch thông thường và che chắn đốm mụn nước để giữ vệ sinh khi bị bệnh là đủ đảm bảo. Mụn sẽ tự vỡ, khô dần và tự khỏi mà không để lại dấu tích gì.
Tốt nhất, để tránh bị zona, không phải dùng tới thuốc và không còn lo lắng zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi, thì bản thân phụ nữ mang thai nên chú ý hơn vào cách tự chăm sóc bản thân hàng ngày, giữ cho thai kỳ khỏe mạnh để zona không có cơ hội bùng phát.
Để đảm bảo cho cả mẹ và con, chị em phụ nữ nên đi khám sức khỏe và sàng lọc thai. Zona thần kinh dù được chữa khỏi nhưng nó vẫn có thể “ngủ đông” và tái phát bất kì lúc nào. Cách tốt nhất khi chị em phụ nữ có bầu bị zona thần kinh đó là nên đi khám bác sĩ, tuyệt đối không được phép uống thuốc tùy ý.