googleb578e89369db4e48.html

Mẹ bầu cần làm gì khi thai ngôi mông?

03:16 - 14/09/2020 Lượt xem: 494

Dù cho chỗ ở của trẻ trở nên chật chội hơn, các bé vẫn có thể thực hiện một số “bài thể dục” khá xuất sắc trong suốt những tuần cuối của thời gian mang thai – giai đoạn từ tuần 32 đến tuần 38 để cuối cùng bé quay đầu xuống dưới. Ở vị trí sinh lý tưởng này, […]

Dù cho chỗ ở của trẻ trở nên chật chội hơn, các bé vẫn có thể thực hiện một số “bài thể dục” khá xuất sắc trong suốt những tuần cuối của thời gian mang thai – giai đoạn từ tuần 32 đến tuần 38 để cuối cùng bé quay đầu xuống dưới. Ở vị trí sinh lý tưởng này, đầu của trẻ sẽ ở gần cổ tử cung và đối điện với âm đạo của mẹ. Tuy nhiên có khoảng 3 – 4% thai nhi lại xoay phần mông (hoặc chân) xuống phía dưới. Khi thai nhi ở vị trí như vậy trước khi sinh, ta gọi là ngôi thai mông hoặc ngôi thai ngược.

1. Nguyên nhân

Về lý do tại sao thai nhi lại ngôi mông thì khó có thể nói chính xác được, nhưng có một số biến chứng có thể ảnh hưởng nhiều đến vị trí ngôi thai như:

      • Thai ngôi mông nhiều khả năng xảy ra ở những thai phụ mang đa thai, sinh non hoặc thai nhi có vấn đề về nhau thai.
      • Nước ối trong tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này (nước ối trong tử cung quá ít hoặc quá nhiều).
      • Tử cung của người mẹ có hình dạng bất thường hoặc u xơ tử cungđều có thể gây khó khăn cho em bé trong việc xoay đầu xuống dưới những tháng cuối.

Thai ngôi mông gồm có 3 loại:

      • Thai ngôi mông hoàn toàn: Mông của thai nhi hướng xuống đường dẫn sinh; hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân.
      • Thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: Mông của bé hướng xuống đường dẫn sinh; hai chân duỗi thẳng ở ngay trước mặt của em bé, hai bàn chân rất gần nhau.
      • Thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân: Có nghĩa là một hoặc cả hai bàn chân của bé hướng xuống đường dẫn sinh.

2. Bạn cần làm gì khi ngôi thai là ngôi mông?

thai ngôi mông

Điều quan trọng nhất là bạn phải khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi em bé của bạn là ngôi mông và giúp hoạch định những việc cần làm.

Một số bác sĩ sẽ chọn phương pháp mổ lấy thai. Một số khác có thể hướng dẫn cho thai phụ những bài tập ở nhà để có thể giúp em bé xoay đầu xuống dưới. Một số bác sĩ cố gắng xoay em bé trong tử cung người mẹ bằng một thủ thuật gọi là ngoại xoay thai. Nếu phương pháp này thành công và em bé xoay xuống; có thể theo dõi sinh thường qua ngả âm đạo.

3. Ngoại xoay thai là gì?

Ngoại xoay thai là một cách để biến một em bé từ ngôi mông thành ngôi đầu trong tử cung người mẹ. Nói cách khác, ngoại xoay thai có nghĩa là xoay em bé từ bên ngoài bụng của mẹ để nó chuyển sang vị trí đầu quay xuống dưới. Bác sĩ sẽ sử dụng bàn tay của mình để xoay thai từ bên ngoài bụng.

4. Khi nào thì thực hiện ngoại xoay thai?

Ngoại xoay thai được thực hiện vào cuối thai kỳ, khoảng sau tuần thứ 37 của thai kỳ.

5. Nên tiến hành ngoại xoay thai cho những đối tượng nào?

Phụ nữ mang thai kỳ bình thường có thể được ngoại xoay thai. Không thực hiện ngoại xoay thai cho những phụ nữ sau đây:

      • Chảy máu âm đạo
      • Nhau tiền đạo nằm gần hoặc che đường ra của tử cung (còn gọi là lỗ trong cổ tử cung)
      • Nonstress test không đáp ứng (Nonstress test là đo tim thai và cơn co tử cung không có kích thích)
      • Thai nhỏ bất thường
      • Thiểu ối
      • Bất thường tim thai
      • Ối vỡ sớm
      • Song thai hoặc đa thai

6. Những nguy cơ của ngoại xoay thai là gì?

Ngoại xoay thai có một số nguy cơ, bao gồm:

      • Sinh non
      • Ối vỡ sớm
      • Mất máu cho bé hoặc mẹ
      • Suy thai dẫn đến phải mổ lấy thai cấp cứu
      • Em bé có thể trở lại vị trí ngôi mông sau khi thực hiện ngoại xoay thai

Vậy điều quan trọng nhất với các mẹ bầu là cần khám và theo dõi thai nhi thường xuyên ở những tuần cuối của thai kỳ để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có hướng xử lí kịp thời. Để đăng kí khám thai, siêu âm thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?