googleb578e89369db4e48.html

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi bị nhiễm nấm âm đạo ?

08:09 - 08/04/2020 Lượt xem: 1152

Khi bị nhiễm nấm âm đạo trong thời gian mang thai mẹ bầu thường lo lắng không biết có ảnh hưởng đến thai không, cần làm gì và lưu ý gì khi bị nấm ? Những chia sẻ dưới đây của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn khang hi vọng sẽ góp phần giảm […]

Khi bị nhiễm nấm âm đạo trong thời gian mang thai mẹ bầu thường lo lắng không biết có ảnh hưởng đến thai không, cần làm gì và lưu ý gì khi bị nấm ? Những chia sẻ dưới đây của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn khang hi vọng sẽ góp phần giảm bớt lo lắng cho các mẹ bầu.

1. Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi bị nấm âm đạo để tránh ảnh hưởng đến thai

Phụ nữ mang thai có nội tiết tố tăng cao dẫn đến khí hư tiết ra nhiều; tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển. Ngoài ra, độ pH trong âm đạo của mẹ thay đổi; chức năng thận suy giảm; lượng đường trong nước tiểu tăng… là những yếu tố góp phần cho vi khuẩn sinh sôi.

Mang thai là nguyên nhân làm tăng nồng độ progesterone và estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Progesteron ức chế bạch cầu trung tính chống lại tác nhân vi nấm Candida. Estrogen phá vỡ sự toàn vẹn của các tế bào biểu mô âm đạo, làm giảm các globulin miễn dịch trong dịch tiết âm đạo. Các yếu tố này duy trì trong suốt thời kỳ mang thai do đó bệnh nấm âm đạo hay các bệnh phụ khoa khác rất dễ tái nhiễm.

Vì vậy khi bị nhiễm nấm âm đạo mẹ cần lưu ý 3 điều sau:

      • Khi có dấu hiệu ngứa, rát âm hộ, ra nhiều khi hư bột trắng, tiểu buốt tiểu rát…mẹ bầu cần đi khám ngay.
      • Không được tự ý dùng thuốc tránh làm bệnh nặng thêm hoặc có thể làm nhờn thuốc.
      • Giữ vệ sinh sạch sẽ trong suốt thai kỳ.

2. Khi điều trị nấm âm đạo mẹ bầu cần lưu ý gì ?

 

Việc điều trị rứt điểm viêm âm đạo do nấm thường rất dai dẳng và khó khăn đặt biệt là ở phụ nữ mang thai. Trong quá trình điều trị mẹ cầu cần tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc sau:

      • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
      • Trong qua trình điều trị không tự ý dừng thuốc, nếu hết triệu chứng vẫn phải dùng hết thuốc theo đơn tránh nấm phát triển trở lại.
      • Nên kiêng quan hệ trong thời gian đặt thuốc.
      • Nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì thời gian này mẹ ít vận động thuốc sẽ không bị rơi ra ngoài.
      • Đặt thuốc vào sâu trong âm đạo tránh đặt nông làm thuốc rớt ra ngoài, làm mất tác dụng của thuốc.
      • Vệ sinh sạch sẽ từ trước ra sau trước khi đặt thuốc.
      • Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy điều gì bất thường mẹ bầu cần dừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

3. Làm sao để phòng ngừa bệnh nấm âm đạo tái phát ?

 

Bệnh nấm âm đạo rất rễ tái phát vì vậy khi điều trị khỏi rồi các mẹ bầu cũng vẫn nên cẩn thận và thực hiện đúng những điều sau để không bị tái nhiễm nhé:

      • Mặc các loại đồ lót làm bằng chất liệu cotton có kích thước phù hợp, không quá chật
      • Tắm bằng vòi sen thay vì tắm bồn đặc biệt là bồn bong bóng
      • Sử dụng các sản phẩm dung dịch phụ nữ nhẹ nhàng và không có mùi cho vùng kín
      • Không thụt rửa âm đạo hay sử dụng thuốc xịt âm đạo và chất khử mùi
      • Vệ sinh vùng kín thật kỹ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh (bạn nên lau khô từ trước ra sau)
      • Không mặc quần áo ẩm ướt
      • Sau khi tắm hoặc đi bơi, hãy lau khô cơ thể đặc biệt là vùng kín trước khi mặc quần áo
      • Hạn chế lượng đường và sản phẩm ngũ cốc tinh chế trong khẩu phần ăn xuống mức thấp nhất.
      • Bổ sung thêm sữa chua cho bữa ăn hằng ngày giúp tăng sức đề kháng.

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, sức đề kháng của mẹ bầu thường kém nên rất dễ bị nhiễm các bệnh phụ khoa chính vì vậy mẹ bầu cần lưu ý khám phụ khoa định kỳ để được bác sĩ theo dõi, phát hiện và điều trị sớm khi có triệu chứng.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm; đến từ các viện sản lớn như phụ sản TW, phụ sản hà nội. Đến với phòng khám các mẹ bầu sẽ được khám thai, khám phụ khoa tư vấn điều trị và cách phòng ngừa các bệnh phu khoa giúp mẹ bầu an tâm hơn.

 

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV