Mắc nấm âm đạo khi mang thai không gây nguy hiểm cho bà bầu mà chỉ cảm thấy khó chịu và bất tiện ở vùng âm đạo. Tuy nhiên nếu bị nấm âm đạo mà bà bầu không được điều trị triệt để sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như viêm màng ối; trẻ sinh […]
Mắc nấm âm đạo khi mang thai không gây nguy hiểm cho bà bầu mà chỉ cảm thấy khó chịu và bất tiện ở vùng âm đạo. Tuy nhiên nếu bị nấm âm đạo mà bà bầu không được điều trị triệt để sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như viêm màng ối; trẻ sinh ra có thể bị tưa miệng, viêm da khi sinh ra. Trẻ có thể bị rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột nếu nuốt phải nấm.
1. Khi phát hiện bị nấm âm đạo mẹ bầu cần làm gì ?
Việc đầu tiên khi thấy có các triệu chứng ngứa rát âm đạo, ra nhiều khí hư trắng đục, sưng đỏ môi âm hộ, tiểu rát hoặc đau khi quan hệ… mẹ bầu cần phải đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Không nên cố gắng chịu đựng sự ngứa vùng kín vì nghĩ rằng dùng thuốc chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước đun sôi để nguội tuyệt đối không sử dụng dung dịch vệ sinh trong thời gian này vì nó sẽ làm tăng cảm giác ngứa và khó chịu.
Mặc đồ lót rộng rãi và thoáng khí (ưu tiên chất liệu cotton)
Nên kiêng quan hệ vợ chồng trong thời gian này. Để không làm tình trạng bệnh nặng thêm và đảm bảo an toàn cho bạn tình.
2. Điều trị nấm âm đạo khi mang thai
Nếu bạn đang mang thai, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng kem bôi bên ngoài như calcrem hoặc thuốc đặt âm đạo như thuốc canesten. Không sử dụng thuốc uống Diflucan vì nó không an toàn cho thai nhi.
Điều trị nấm nguyên tắc là phải điều chị cả vợ, cả chồng. Thuốc uống Diflucan được sử dụng để điều trị và dự phòng cho chồng.
Không phải tất cả các loại kem bôi và thuốc đặt âm đạo đều được sử dụng, vì vậy mẹ bầu cần đi khám phụ khoa khi thấy có triệu chứng bệnh để được bác sĩ tư vấn loại thuốc phù hợp.
Phải mất 10-14 ngày để điều trị khỏi căn bệnh này. Sau khi điều trị sạch nấm mẹ bầu có thể dùng thêm bột Nystatin để phòng tái nhiễm.
3. Điều trị nấm khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý gì ?
Trong quá trình điều trị mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:
Khi có triệu chứng mẹ bầu cần đi khám không được tự ý mua thuốc vì điều này sẽ rất nguy hiểm. Vì nếu đặt thuốc không đúng sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm và gây nhờn thuốc.
Điều trị thuốc phải dùng đủ liều không được bỏ dở khi thấy hết triệu chứng mẹ bầu vẫn phải dùng đủ thuốc theo đơn tránh làm bệnh nặng lên.
Trong thời gian điều trị nên kiêng quan hệ vợ chồng.
Đặt thuốc sâu vào trong âm đạo, sau khi đặt nên nằm nghỉ 10-15 phút tránh làm thuốc rơi ra ngoài làm mất tác dụng.
Điều lưu ý cuối cùng cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi đặt thuốc. Vệ sinh đúng cách từ trước ra sau.
4. Làm gì để đề phòng tái nhiễm nấm âm đạo
Bệnh viêm âm đạo do nấm dễ điều trị tuy nhiên cũng rất dễ tái nhiễm vì vậy mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý.
Vệ sinh vùng kín và thay đồi lót thường xuyên sau mỗi lần rửa ( 2-3 lần/ngày).
Hạn chế dùng băng vệ sinh hằng ngày.
Mặc đồ lót rộng, thoáng vải cotton.
Đồ lót phải được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời sau đó bạn có thể sử dụng bàn là là quần giúp diệt nấm còn sót lại.
Nên thay đồ lót 3 tháng 1 lần và phải giặt sạch trước khi sử dụng.
Ăn sữa chua hằng ngày 1-2 hộp/ ngày để tăng cường miễn dịch.
Không sử dụng dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy rửa mạnh và chứa nhiều mùi thơm.
Bệnh nấm âm đạo không phải là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu mẹ bầu mắc phải thì cần được điều trị sớm và điều trị triệt để sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ bầu, trường hợp điều trị không triệt để làm bệnh nặng lên có thể gây viêm màng ối gây sinh non, trẻ sinh da có nguy cơ bị nhiễm nấm cao.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm; đến từ các viện sản lớn như phụ sản TW, phụ sản hà nội. Đến với phòng khám các mẹ bầu sẽ được khám thai, khám phụ khoa tư vấn điều trị và cách phòng ngừa các bệnh phu khoa giúp mẹ bầu an tâm hơn.
Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN