googleb578e89369db4e48.html

Mẹ bầu có nên đi lễ chùa đầu năm?

16:13 - 20/02/2024 Lượt xem: 291 Tác giả: Thu Hoàng

Đầu năm rất nhiều mẹ bầu rất muốn đi lễ chùa đầu năm để mong cầu sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong bụng, đặc biệt là sẽ sinh nở thuận lợi, em bé sau này sẽ chào đời khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, bà bầu không nên đi chùa, hay mẹ bầu không nên đi lễ đầu năm điều này đúng hay sai chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Bà bầu có nên đi lễ chùa đầu năm không?

Theo quan niệm của dân gian, thì chùa chiền là nơi có nhiều âm khí không tốt cho em bé ở trong bụng. Hơn nữa, nhiều người còn cho rằng ở trong chùa có nhiều vong linh nên thai nhi dễ bị cướp mất vía. Từ những quan niệm trên nên nhiều người cho rằng bà bầu không nên đi lễ chùa và thậm chí nên kiêng cữ cho tới hết 9 tháng 10 ngày.

Khi đang mang thai bà bầu cần hạn chế đi chùa hoặc nếu có thành tâm thì có thể vái vọng tại nhà. Hơn nữa việc tránh lên chùa khi mang thai còn giúp mẹ bầu tránh được tình trạng đông đúc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của mẹ bầu và thai nhi.

Theo quan điểm khoa học:

Điện thờ, đình chùa luôn thắp hương quanh năm, mùi khói hương có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp của bà bầu.

Ngày đầu năm mới, số lượng người tập trung đông tại nơi đình chùa. Mẹ bầu đến nơi công cộng, đông người có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cảm cúm, viêm đường hô hấp cấp,….

Mẹ bầu cũng có nguy cơ bị chen lấn, xô đẩy dẫn tới tai nạn nếu đến nơi tổ chức lễ hội đông người.

Đi lễ chùa tại địa điểm xa có thể ảnh hưởng sức khỏe bà bầu: ngồi xe đường dài, nguy cơ gặp khó khăn trong việc can thiệp y tế nếu xảy ra vấn đề thai kỳ.

di-le-chua-dau-nam

2. Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi chùa

  • Mẹ bầu nên hạn chế những chùa đông đúc và đông người vì khi xổ đẩy hay ngã sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Bên cạnh đó, thì mùi hương khói cũng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy ngột ngạt hơn nữa nếu có sức đề kháng kém sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp cho thai nhi.
  • Mẹ bầu chỉ nên đi lễ chùa khi có sức khỏe tốt và đặc biệt là thai khi phải khỏe mạnh. Còn trường hợp mẹ bầu dễ động thai thì tốt nhất nên có kế hoạch rõ ràng để có thể lựa chọn thời gian phù hợp đi lễ, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Tâm hướng Phật là chính, vì thế mẹ bầu không cần thiết phải tới chùa vì đi lại mệt mỏi. Bà bầu có thể lựa chọn những ngôi chùa gần nhà để thuận tiện cho việc đi lại.
  • Khi đi vào chùa mẹ bầu nên đi từ cửa bên khi vào trong chùa và nên tránh đi cửa chính giữa.
  • Mẹ bầu nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng và không nên mặc quần áo ngắn, quần cốc hay hở hang…
  • Bà bầu nên thắp hương ở khu vực đỉnh bên ngoài chùa và hạn chế việc thắp hương trong chùa.
  • Hơn nữa bà bầu không nên quỳ chính giữa, mà chỉ nên quỳ lệch về hướng bên trái một chút.
  • Mẹ bầu cũng nên tránh chụp hình và quay phim hoặc nói chuyện to khi trong chùa.
  • Bà bầu đặt lễ dâng Phật ở khu chính điện (nơi thờ tự chính). Hoặc đối với hương án của chính điện chỉ dùng để dân lễ chay thanh tịnh.
  • Tránh những nơi đi lại khó khăn, leo trèo vì có thể làm mẹ bầu bị té ngã nguy hiểm.
  • Kiểm tra sức khỏe trước và sau khi đi chơi xa hay dài ngày.
  • Với trường hợp đi lễ xa nhà, chị em cần chủ động mang theo đồ ăn nhẹ, tránh phải mua bán, ăn đồ ăn hàng quán tại các điểm du lịch, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nên đeo khẩu trang y tế và mang theo nước rửa tay khô diệt khuẩn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Sau khi đến nơi đông người, mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ bàn tay, thay trang phục và súc miệng mũi họng.
  • Đặc biệt trong giai đoạn mang thai là thời kỳ rất đặc biệt của người phụ nữ, ở giai đoạn này luôn có rất nhiều điều phải kiêng kỵ cần tuân thủ, bởi vì sợ có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ bầu cũng cần quá hà khắc với bản thân mình về các nguyên tắc và quan niệm từ xưa.

Cuối cùng với việc đi lễ chùa đầu năm cũng vậy, mặc dù mẹ bầu không nên đi chùa thường xuyên và không nên đi khi thai nhi đã lớn hay là đã cận kề ngày ra đời. Vì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, bà bầu có thể dành sự tôn kính đặc biệt đối với Phật và Quan Âm Bồ tát vào các dịp khác sau khi bé yêu của các mẹ đã chào đời.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết