googleb578e89369db4e48.html

Mẹ bầu dị ứng thức ăn phải làm sao

09:45 - 12/04/2022 Lượt xem: 663 Tác giả: Kim Ngân

Những biểu hiện của bệnh dị ứng làm cho mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, sự phát triển của bệnh có thể ảnh hưởng ít nhiều đến em bé. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp điều trị khi mẹ bầu dị ứng cần được tiến hành càng sớm càng tốt.

1. Dị ứng thực phẩm khi mang thai nguy hiểm khi nào?

Dị ứng thức ăn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bà bầu. Theo đó, các mẹ có thể bị sảy thai, sinh non hoặc gây dị dạng thai nhi nếu như bị dị ứng trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Không những thế, bà bầu bị dị ứng khi mang thai còn làm tăng khả năng mắc bệnh của trẻ sau khi được sinh ra.

Những triệu chứng của dị ứng thực phẩm không chỉ tác động tới cơ thể của mẹ mà còn có nguy cơ lây truyền sang cho thai nhi thông qua nhau thai. Không những vậy, cơ chế dị ứng còn có thể gây trở ngại đến sự tăng trưởng, phát dục hoặc trực tiếp tổn hại đến phổi và phế quản của thai nhi, vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, bà bầu bị dị ứng khi mang thai sẽ có khả năng gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

2. Điều trị dị ứng thức ăn khi mang thai

Mẹ bầu dị ứng thức ăn phải làm sao

Dùng biện pháp dân gian

Trong dân gian vẫn lưu truyền các cách làm giảm các triệu chứng dị ứng bằng các nguyên liệu tự nhiên. Nếu bệnh mới chỉ bắt đầu, các biểu hiện bệnh còn đơn giản thì mẹ nên áp dụng thử. Chẳng hạn như:

Dùng lá chè xanh

Trong lá chè xanh có chứa chất tanin, cũng như nhiều dưỡng chất có khả năng kháng khuẩn kháng viêm giúp điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh dị ứng. Mẹ có thể tiến hành ngay các bước chữa bệnh bằng nguyên liệu này như sau:

  • Lấy một nắm lá chè xanh rửa thật sạch
  • Bỏ vào nồi nước nấu sôi lên cùng một chút muối cho các tinh chất tan hết trong nước.
  • Đợi nước nguội bớt thì dùng nước để tắm, phần bã lá chà xát lên vùng da bị tổn thương.
  • Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành hẳn.

Dùng lá trầu không

Tinh chất của lá trầu không cũng tương tự như lá chè xanh. Ngoài việc dùng lá trầu không để tắm như cách ở trên, mẹ bầu cũng có thể dùng lá trầu không giã nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Các triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ sẽ giảm đáng kể.

Dùng nguyên liệu tự nhiên không những giảm được bệnh mà còn không gây kích ứng nếu dùng trong thời gian dài. Vì vậy rất phù hợp với chị em trong giai đoạn mang thai.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nhiều bà bầu lo ngại việc dùng thuốc để chữa dị ứng vì sợ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Nhưng trên thực tế có một số thuốc vẫn có thể dùng cho phụ nữ mang thai nếu có chỉ định của bác sĩ. Thông thường để điều trị dị ứng, bác sĩ hay chỉ định dùng một số loại thuốc như sau:

Thuốc kháng histamin để giảm ngứa, một số loại hay dùng: cetirizine (Zyrtec), diphenhydramine (Benadryl)…

Thuốc steroid: hydrocortisone 1% dạng kem cũng có tác dụng giảm ngứa

Kem dưỡng ẩm: có thành phần từ tự nhiên nhằm giảm tình trạng nóng rát, ngứa da

Tuyệt đối tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định về việc dùng liều lượng cũng như loại thuốc như thế nào. Trong quá trình dùng thuốc cũng nên theo dõi kĩ, nếu các biểu hiện ngày càng nặng hoặc có triệu chứng bất thường thì phải tới gặp bác sĩ ngay lập tức.

3. Phòng tránh dị ứng thực phẩm khi mang thai cho bà bầu

Bà bầu dị ứng xử trí thế nào

Dị ứng thức ăn có thể ghé thăm bà bầu bất kỳ lúc nào, chính vì vậy các bà mẹ cần phải áp dụng các biện pháp phòng tránh căn bệnh này. Cụ thể như sau:

  • Hạn chế dùng các thực phẩm mà mình đã từng bị dị ứng trước đó.
  • Cũng nên hạn chế dùng những loại thực phẩm mà trước đây chưa hề dùng tới.
  • Tuyệt đối không dùng lại thực phẩm đã ôi thiu hay dùng lại đồ ăn để qua đêm. Chỉ nên nấu một lượng vừa đủ và dùng hết trong ngày.
  • Tránh ăn những loại thực phẩm cay, đắng để hạn chế nguy cơ bị dị ứng.
  • Đối với những mẹ bầu thích ăn hải sản thì nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ăn tôm, cua, nhộng, cá biển, vv...
  • Chú ý nấu chín kỹ thức ăn, không nên dùng thực phẩm sống, tái...
  • Tăng cường uống nhiều nước để hỗ trợ hoạt động trao đổi chất, lọc thải của cơ thể. Ngoài việc dùng nước lọc cũng nên xen kẽ dùng thêm nước trái cây, nước ép... để cung cấp thêm dinh dưỡng.
  • Nếu xảy ra các triệu chứng như nổi mề đay, đau bụng, tiêu chảy hoặc ngứa toàn thân khi đang sử dụng thực phẩm thì nên dừng lại ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể... Nhờ đó mẹ có khả năng phòng chống bệnh tốt hơn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?