Mẹ bầu làm gì để không bị chọc ối ‘‘oan’’

08:02 - 12/04/2021 Lượt xem: 442

Thực tế hiện nay, cứ 100 mẹ bầu xét nghiệm Double test dương tính, chỉ có 4 mẹ thật sự mắc bệnh, còn lại 96 mẹ bầu bị chọc ối oan. Vậy các mẹ bầu nên làm gì để hạn chế tình trạng này? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. […]

Thực tế hiện nay, cứ 100 mẹ bầu xét nghiệm Double test dương tính, chỉ có 4 mẹ thật sự mắc bệnh, còn lại 96 mẹ bầu bị chọc ối oan. Vậy các mẹ bầu nên làm gì để hạn chế tình trạng này? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Chọc ối là gì?

Chọc ối là xét nghiệm chẩn đoán trước sanh giúp cho bác sĩ biết được chắc chắn thai của bạn có bị các bất thường về di truyền hay không. Chọc ối chỉ được thực hiện trên những thai phụ có nguy cơ cao mang một số rối loạn di truyền.

2. Khi nào thai phụ cần thực hiện chọc ối?

Bởi vì chọc ối tồn tại một số ít rủi ro cho mẹ và thai nhi, nên chỉ thực hiện trên những thai phụ có nguy cơ cao bất thường về di truyền.

Cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối ở những phụ nữ mang thai có những yếu tố nguy cơ sau:

      • Tuổi mẹ trên 35.
      • Các xét nghiệm triple test và combined test cho thấy nguy cơ cao.
      • Độ mờ da gáy dày.
      • Kết quả xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn (NIPT) có nguy cơ cao.
      • Bố, mẹ hoặc người thân có mang một số rối loạn di truyền (ví dụ như bệnh thalassemia).
      • Phụ nữ từng sinh con bị một số dị tật bẩm sinh liên quan đến di truyền.
      • Phụ nữ từng sinh con có rối loạn trong bộ nhiễm sắc thể.
      • Siêu âm thai phát hiện một số dị tật, chẳng hạn như: sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, bất thường cấu trúc cơ quan, giãn não thất…

Chọc ối không phải là xét nghiệm giúp phát hiện ra tất cả các rối loạn bất thường, nhưng đây là xét nghiệm để chẩn đoán các trường hợp có nguy cơ cao bị bất thường về di truyền, như hội chứng Down, bệnh lý về máu, nhược cơ, xơ hóa nang, hội chứng Tay-Sachs và các bệnh lý tương tự khác.

Thủ thuật chọc ối có thể được thực hiện vào giai đoạn 2 của thai kỳ ( 16-18 tuần). Chọc ối cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng ối.

Trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản nói chung cũng như chọc ối nói riêng, thai phụ cần được tham vấn kỹ càng về những lợi ích cũng như những nguy cơ mà xét nghiệm gây ra.

3. Chọc ối có an toàn không?

làm gì để không bị chọc ối oan

Cũng như các xét nghiệm xâm lấn khác, chọc ối cũng có những rủi ro nhất định. Mặt khác, chọc ối có an toàn không lại còn tùy thuộc vào cơ sở y tế, phòng chuyên khoa; bác sĩ thực hiện và yếu tố cơ địa từ người mẹ. Trên thực tế, chọc ối có nguy cơ gây sảy thai nhưng với một tỷ lệ xảy ra ít hơn 1%, hoặc khoảng 1/200 tới 1/400. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ còn thấp hơn nếu bà bầu được thực hiện xét nghiệm bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị sản khoa. Ngoài ra, chọc ối có khả năng dẫn đến những biến chứng khác; như tổn thương tới em bé hoặc mẹ, nguy cơ nhiễm trùng và sinh non.

4. Vì sao mẹ bầu bị chọc ối oan?

Mốc 11-13 tuần hoặc 16-22 tuần được xem là một trong những giai đoạn lo lắng nhất các thai phụ khi phải làm xét nghiệm Double test hoặc Triple test để tầm soát dị tật thai nhi. Tuy nhiên các xét nghiệm truyền thống nói trên có độ chính xác chỉ khoảng 80-85%; tức tỷ lệ bỏ sót vẫn còn khá cao, dẫn đến nhiều trường hợp phải chọc ối không cần thiết.

5. Lựa chọn thay thế bằng phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn

Xét nghiệm NIPT là một phương pháp sàng lọc trước sinh tiên tiến; sử dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới. NIPT thực hiện bằng việc phân tích các đoạn DNA tự do của thai nhi lưu hành trong máu của mẹ.

Nguyên lý của việc thực hiện lấy máu mẹ để phân tích DNA của con là: Khi mẹ mang thai, DNA tự do được nhau thai phóng thích và di chuyển tự do trong máu mẹ. Vì vậy, giải trình tự gen và phân tích DNA tự do này sẽ biết các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể. Từ đó, phát hiện sớm những nguy cơ dị tật thai nhi nghiệm trọng và phổ biến liên quan tới bất thường số lượng nhiễm sắc thể (NST).

NIPT chỉ lấy máu của mẹ, không xâm lấn nên an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và thai nhi. NIPT có ưu điểm là thực hiện được từ tuần thứ 09 của thai kỳ; rất sớm để biết được những bất thường. Vì vậy, việc điều trị hay can thiệp cũng dễ dàng hơn khi phát hiện muộn. Điều này giúp đảm bảo thai nhi phát triển tốt hơn, hoặc tránh được những ảnh hưởng về tâm lý cho thai phụ khi phải can thiệp xâm lấn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?