googleb578e89369db4e48.html

Mẹ bầu phải làm gì để bảo vệ thai nhi trong mùa dịch sốt xuất huyết

07:15 - 28/08/2020 Lượt xem: 424

Mùa hè đến là thời điểm bùng phát của dịch sốt xuất huyết. Theo thống kê của viện bạch mai từ đầu tháng 8 đã có khoảng 66 ca mắc sốt xuất huyết nặng trong đó có 25% là phụ nữ đang mang thai. Mặc dù chưa có ca nào tử vong tuy nhiên sốt […]

Mùa hè đến là thời điểm bùng phát của dịch sốt xuất huyết. Theo thống kê của viện bạch mai từ đầu tháng 8 đã có khoảng 66 ca mắc sốt xuất huyết nặng trong đó có 25% là phụ nữ đang mang thai. Mặc dù chưa có ca nào tử vong tuy nhiên sốt xuất huyết gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy mẹ bầu cần làm gì để bảo vệ con trong mùa dịch ?

1. Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào ?

Đặc điểm của sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu thường có sốt; kèm theo các triệu chứng viêm hô hấp trên như đau họng, viêm long, xuất tiết, đau đầu; đau mỏi cơ xương khớp gần giống như một số bệnh khác cho nên rất dễ bỏ qua.

Sau giai đoạn này virus Dengue sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của người mẹ và con gây rối loạn đông máu, điển hình nhất là làm giảm số lượng tiểu cầu. Khi lượng tiểu cầu giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiện tượng đông máu; gây chảy máu kéo dài rất nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi; đặc biệt trong loại bệnh sốt xuất huyết xuất hiện tiền sốc hoặc sốc.

Sốt xuất huyết có thể gây suy thai hoặc đẻ non, thai chết lưu.

Với người mẹ thì rất có thể bị chảy máu khó cầm, tiền sản giật; làm tổn thương đến chức năng gan, thận; chảy máu kéo dài khi chuyển dạ, do đó rất dễ gây tử vong cho mẹ. Ngoài ra, còn có thể gây ra hiện tượng rau bong non; phù phổi cấp cũng nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và con.

2. Mẹ bầu cần làm gì khi bị sốt xuất huyết ?

      • Đi khám chuyên khoa khi thấy có triệu chứng

Trước hết cần bình tĩnh không nên lo lắng quá mức làm ảnh hưởng đến thai nhi nhưng cũng không được chủ quan.

Cần đi khám bệnh, tốt nhất là khám ở chuyên khoa sản phụ hoặc chuyên khoa truyền nhiễm để được xác định mức độ của bệnh, có chỉ định điều trị và lời khuyên thỏa đáng.

      • Không được tự ý mua thuốc

Tuyệt đối không được tự động mua thuốc để uống hoặc tiêm; nếu làm như vậy bệnh không những không khỏi mà có thể nặng thêm; thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi và cả người mẹ.

      • Tăng cường nghỉ ngơi, uống đủ nước

Nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.

Cần uống nhiều nước hơn bình thường để bù lượng nước và chất điện giải bị thất thoát do sốt. Tốt nhất là uống nước oresol, nếu chưa có oresol thì có thể tạm thời uống nước gạo rang hoặc tự pha 2 thìa cà phê đường mía với 8 thìa cà phê muối ăn trong 1 lít nước, uống theo nhu cầu. Nên uống thêm các loại nước ép hoa quả tươi như chanh, cam, xoài, dưa hấu, đu đủ…

      • Theo dõi sốt

Nếu sốt chưa vượt quá 38 độ thì nên lau người, đắp khăn mát, nhất là vùng trán, nách, bẹn, hai bên thái dương. Nếu có chỉ định của bác sĩ cho dùng thuốc hạ nhiệt khi cần thiết thì tuyệt đối tuân thủ không tự động đổi thuốc, nhất là không được dùng thuốc aspirin hoặc sản phẩm có aspirin vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết và khi có xuất huyết sẽ khó cầm.

Điều quan trọng là luôn luôn tự theo dõi bệnh của mình hoặc có người nhà theo dõi giúp thì khi thấy bất thường như các triệu chứng tăng dần hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm cần đến bệnh viện ngay không được chần chừ.

3. Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Hiện nay, sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng lan rộng và mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh này bởi vì sốt xuất huyết ở nước ta lần này có 4 týp huyết thanh. Việc phòng chống sốt xuất huyết không thể đơn lẻ mà phải toàn thể cộng đồng tham gia tích cực mới có hy vọng ngăn chặn. Mọi người nên chủ động phòng ngừa bằng cách:

Mẹ bầu nên ngủ màn cả ngày lẫn đêm đề phòng muỗi đốt
      • Nằm màn khi ngủ để tránh muỗi đốt cả ban ngày lẫn ban đêm.
      • Tích cực diệt muỗi và lăng quăng bằng mọi biện pháp từ dân gian đến hóa chất.
      • Những người đang mang thai cần hết sức tránh mắc bệnh, để làm được điều đó nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối để tránh muỗi đốt.
      • Hằng ngày nên dùng hương muỗi trong phòng ngủ và xung quanh nhà để xua đuổi và diệt muỗi.
      • Các loại đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên có che đậy tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng.
      • Không để nước đọng ở các nơi như lốp xe hỏng, vỏ dừa, ao tù, cống rãnh. Nên tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia phong trào vệ sinh môi trường ở nơi mình đang sinh sống.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết