googleb578e89369db4e48.html

Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?

16:57 - 16/11/2024 Lượt xem: 15 Tác giả: Thanh Nga

Mẹ bị phù chân khi mang thai đi bộ có an toàn?

Trong thời kỳ mang thai, bên cạnh xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật tốt, việc duy trì vận động, luyện tập hợp lý cũng là cách giúp mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế tối đa các biến chứng. Trong đó, đi bộ là phương pháp vận động nhẹ nhàng được hầu hết các bà bầu lựa chọn bởi sự hiệu quả mà lại rất đơn giản. Tuy nhiên, có một vấn đề khiến rất nhiều mẹ bầu quan tâm đó là nếu bị phù chân khi mang thai thì có nên đi bộ không và Đi bộ như thế nào là an toàn? Nếu đây là vấn đề mà mẹ cũng đang quan tâm thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.

1. Phù chân khi mang thai, nguyên nhân do đâu?

Phù chân là một thay đổi sinh lý bình thường khi mang thai, xuất hiện nhiều ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Hiện tượng này chủ yếu đến từ các nguyên nhân sau:

  • Sự gia tăng sản xuất máu và chất lỏng trong thai kỳ để nuôi dưỡng thai nhi khiến cơ thể tích tụ nhiều chất lỏng hơn bình thường, gây áp lực lên tĩnh mạch, dễ dẫn đến hiện tượng phù
  • Thai nhi càng lớn, tử cung càng phát triển tạo sức ép lên tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ dưới khiến máu khó lưu thông, dồn nhiều xuống chi dưới. Khi đó, chất lỏng sẽ xâm nhập vào các mô ở mắt cá chân, bàn chân gây phù nề.
  • Sự rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn mang thai có thể là nguyên nhân khiến thành tĩnh mạch bị giãn rộng, gây ứ trệ tuần hoàn. Khi ấy, máu sẽ khó chảy về tim và tích tụ nhiều ở chi dưới 

 phù chân, mang thai, đi bộ, phù chân khi mang thai

2. Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ?

Như đã phân tích ở trên, tình trạng phù chân khi mang thai xảy ra chủ yếu do máu khó lưu thông. Vì vậy, đi bộ nhẹ nhàng, thường xuyên và đều đặn là việc mẹ nên cố gắng duy trì trong suốt thai kỳ. Thói quen này là bài tập tốt cho cơ tim, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể làm giảm các triệu chứng phù nề. Bên cạnh đó, việc đi bộ thường xuyên cũng là cách cải thiện sự dẻo dai của cơ thể, làm săn chắc các cơ xương chậu, giúp quá trình sinh đẻ diễn ra dễ dàng hơn. Do đó, mẹ hãy cố gắng duy trì thói quen đi bộ từ 15-20 phút mỗi ngày để có một sức khoẻ deo dai và hạn chế tối đa các triệu chứng sưng, phù.

 3. Những lưu ý dành cho mẹ giúp việc đi bộ mang lại hiệu quả

phù chân, mang thai, đi bộ, phù chân khi mang thai

  • Đi bộ đúng cách: Nên đi bộ trên những cung đường bằng phẳng, tốc độ chậm rãi, không nên gắng sức. Khi cảm thấy mệt hoặc khó thở, mẹ hãy dừng lại nghỉ ngơi nhé.
  • Lựa chọn thời gian phù hợp: hãy chọn những thời điểm mát mẻ trong ngày và đi bộ vào những ngày có thời tiết tốt
  • Lựa chọn địa điểm an toàn: công viên, hoặc các cung đường đi dạo an toàn sẽ là nơi lí tưởng dành cho các mẹ bầu
  • Lựa chọn size giày phù hợp: hãy ưu tiên những loại giày có đệm, thoáng khí và kích thước phù hợp để cho cảm giác tốt nhất, tránh việc chân bị sưng đau hay phù nề

Mong rằng bài viết trên đây phần nào giải đáp về thắc mắc của mẹ về câu hỏi Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ khi mang thai? Nếu có bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến thai kỳ, đừng ngần ngại, hãy chia sẻ ngay với chúng tôi qua:

Zalo OA: https://zalo.me/1881501234441842642

FB: https://www.facebook.com/san43nguyenkhan g.vn/

Trang web: http://san43nguyenkhang.vn/



Để đặt lịch tới Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng

 




Bài viết liên quan

Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?
Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Sau sinh mổ có thể sinh thường không?