googleb578e89369db4e48.html

Mẹ bị viêm gan B có nguy cơ lây truyền cho trẻ sau sinh

08:18 - 11/06/2020 Lượt xem: 327

Khoảng 90% phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B cấp tính và 10% đến 20% phụ nữ mắc viêm gan B mạn tính sẽ lây truyền virus sang con. Mẹ bầu bị viêm gan B ảnh hưởng đến con như thế nào ? Không có những ghi nhận về việc virus viêm gan B gây […]

Khoảng 90% phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B cấp tính và 10% đến 20% phụ nữ mắc viêm gan B mạn tính sẽ lây truyền virus sang con.

Mẹ bầu bị viêm gan B ảnh hưởng đến con như thế nào ?

Không có những ghi nhận về việc virus viêm gan B gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi; vì loại virus này sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ và không truyền qua đường nhau thai như những loại virus rubella hay cảm cúm. Bà mẹ mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn phát triển bình thường, không bị dị tật thai nhi.

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ mang bầu bị viêm gan B ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non.

Mẹ mắc viêm gan B có nguy cơ lây truyên cho trẻ khi sinh

Nguy cơ lây truyền cho trẻ khi sinh ra

Viêm gan B là một trong những loại bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, tỷ lệ lây truyền còn tùy vào từng trường hợp và từng giai đoạn của thai kỳ. Nếu mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai mà không được điều trị thuốc ức chế virus;  HBV  từ mẹ sẽ được chuyển qua bé với tỷ lệ 10% – 20%. Con số này có thể sẽ tăng lên tới 80% – 90%; nếu phụ nữ mang thai mắc viêm gan B trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Nếu người mẹ bị viêm gan B từ trước khi mang thai mà không hề hay biết nên không có biện pháp ngăn ngừa lây truyền trong và sau khi sinh; thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao, lên đến khoảng 90%. Trong số này sẽ có khoảng 50% trẻ có nguy cơ bị viêm gan mạn tính và có thể phát triển thành suy gan, xơ gan; thậm chí là ung thư gan khi trưởng thành.

Khi mẹ bầu bị viêm gan B từ trước nhưng đã điều trị bệnh ở mức độ ổn định; virus dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi hầu như không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ. Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B từ trước khi mang thai mà chưa điều trị hoặc chữa không dứt điểm khiến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ ( HBV hoạt động mạnh); thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.

Nếu trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B sẽ có nguy cơ cao; lên đến 90% trở thành người mang mầm bệnh và có thể truyền virus cho người khác.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị viêm gan B ?

Dù là bị nhiễm trước hay trong thời gian mang thai; mẹ bầu cũng cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa với đầy đủ thông tin như: bị bệnh từ bao giờ, đã được điều trị chưa; quá trình điều trị như thế nà; thời gian uống thuốc; trong gia đình có ai bị xơ gan hay ung thư gan hay không… Để bác sĩ theo dõi tình hình bệnh của mẹ; đồng thời đưa ra những biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.

Trong thời gian mang bầu, mẹ cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp; để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì viêm gan B sẽ khiến bà bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi nhiều; tránh làm việc và lao động căng thẳng hay áp lực cao.

viêm gan B
Cần tiêm phòng ít nhất 3 tháng trước khi mang thai

Với những trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan B; trong vòng một vài giờ sau sinh, bé sẽ được tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên và một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). Hai liều tiếp theo của vắc-xin viêm gan B sẽ được tiêm cho bé trong vòng 6 tháng kế tiếp. Sau khi hoàn thành loạt chủng ngừa nói trên; bé sẽ được xét nghiệm để kiểm tra virus viêm gan B.

Phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

      • Để việc dự phòng đạt hiệu quả và phối hợp xem xét trường hợp của mẹ có cần điều trị ngay không; vợ chồng nên đến bệnh viện có chuyên khoa gan để được thăm khám, xét nghiệm, tư vấn cụ thể.
      • Ngoài ra, để tránh lây từ mẹ sang con thì bé phải được tiêm chủng sau sinh; với: kháng thể miễn dịch (HBIG) một loại kháng sinh để cơ thể chống lại những triệu chứng nặng của viêm gan B và vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B.
      • Mặt khác để hạn chế khả năng lây truyền siêu vi B; thì việc giảm nồng độ siêu vi B trong người mẹ cũng rất quan trọng. Phụ nữ mang thai cần tránh đồ uống có cồn hay các đồ uống kích thích khác. Phụ nữ có thể tiêm phòng viêm gan B trước hoặc trong quá trình mang thai để viêm gan B không có cơ hội tấn công vào cơ thể người lành.
      • Phụ nữ mang thai mác viêm gan B nên đến cơ sở chuyên khoa viêm gan siêu vi B; để được tư vấn cụ thể và nên sinh con ở những cơ sở y tế có đủ các loại thuốc tiêm chủng nói trên.

Có thể thấy tác hại của viêm gan B là rất lớn; đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai; vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa bé khi chào đời cũng như cả quá trình phát triển sau này. Do vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; nên chủ động tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B từ sớm và kiểm tra kỹ xét nghiệm tìm virus viêm gan B trước khi có ý định sinh con.

Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và chế độ dùng thuốc canxi trong quá trình mang thai. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết