googleb578e89369db4e48.html

Mẹ chọn men vi sinh cho trẻ không thể bỏ qua bài viết này

16:52 - 21/07/2023 Lượt xem: 410 Tác giả: Thu Hoàng

Men vi sinh cần được bổ sung đúng cách mới có thể phát huy được tác dụng cân bằng hệ vi sinh, ngăn ngừa các triệu chứng loạn khuẩn đường ruột tối ưu. Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ sử dụng men lợi khuẩn đúng cách cho con.

1. Những sai lầm có thể gặp khi cho trẻ bổ sung men lợi khuẩn

Hiên nay tình trạng cha mẹ tự ý cho trẻ uống men vi sinh tương đối phổ biến. Để việc cho trẻ uống men vi sinh trong trường hợp này có thể phát huy tác dụng, cha mẹ cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung lợi khuẩn cho trẻ vẫn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả bổ sung lợi khuẩn.

Những sai lầm có thể gặp khi cha mẹ tự ý cho trẻ uống men vi sinh gồm có:

  • Lạm dụng men vi sinh: Cho trẻ uống men vi sinh với liều lượng quá lớn, tạo ra các tác dụng không mong muốn.
  • Pha men vi sinh nhưng không sử dụng ngay mà để trong một thời gian dài hơn 2 giờ mới cho trẻ uống.
  • Bảo quản không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất khiến lợi khuẩn bị chết.
  • Cho trẻ uống men vi sinh cùng men tiêu hóa hoặc thuốc kháng sinh.
  • Nhầm lẫn giữa men vi sinh và men tiêu hóa.

2.Khi nào nên dùng men vi sinh cho trẻ

Men có thể được sử dụng trong các trường hợp như sau:

  • Khi bạn gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn, nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Các triệu chứng tiêu hóa như đầy bụng, kém hấp thu, táo bón, tiêu chảy,...
  • Giảm các tác dụng phụ như đi ngoài, ỉa chảy do mất cân bằng của hệ đường ruột.
  • Ngăn ngừa sự tấn công có hại của các loại vi khuẩn.
  • men vi sinh

3. Tiêu chí chọn men vi sinh cho bé theo chuẩn WHO

Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, men vi sinh tốt bao gồm những tiêu chí sau:

  • Phải là chế phẩm chứa vi sinh vật sống.
  • Vi sinh vật đó phải được xác định cụ thể chi, loài, chủng và được phân lập tới chủng
  • Đảm bảo liều lợi khuẩn cho đến hết hạn sử dụng
  • Hiệu quả được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng trên người.
  • Có bằng chứng về độ an toàn khi sử dụng trên người.

4. Lưu ý để mẹ sử dụng men lợi khuẩn đúng cách cho con

Nếu cho trẻ bổ sung men lợi khuẩn sai cách sẽ không mang lại hiệu quả bổ sung lợi khuẩn, cải thiện các triệu chứng loạn khuẩn, tiêu hóa hiệu quả. Cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để có thể cho trẻ uống men lợi khuẩn đúng cách.

Cụ thể như sau:

  • Chọn loại men vi sinh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành.
  • Không cho trẻ uống men vi sinh cùng lúc với thuốc kháng sinh hay men tiêu hóa. Thời điểm uống men vi sinh tốt nhất là cách thời gian uống kháng sinh hay men tiêu hóa tối thiểu 2 giờ.
  • Không pha men vi sinh vào buổi sáng nhưng cho trẻ uống vào buổi chiều. Cần cho trẻ uống men vi sinh ngay sau khi pha hoặc cách thời gian pha tối đa 2 giờ.
  • Chon trẻ uống men vi sinh ngay trước, trong hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút để lợi khuẩn phát huy tối đa tác dụng.
  • Không pha men vi sinh với các loại thực phẩm, nước, sữa nóng với nhiệt độ trên 40 độ C.
  • Lượng lợi khuẩn tối thiểu có trong mỗi liều là 1 tỉ probiotics.
  • Bảo quản và pha chế men vi sinh theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

  Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Loạn sản cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư không?
Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi