Từ lúc biết mình có thai tới lúc nghe thấy tim thai, hẳn mẹ nào cũng rất mong chờ, đặc biệt là đối với các mẹ hiếm muộn, dọa xẩy, có tiền sử lưu thai…thì chỉ khi nào nghe thấy tim thai của con mẹ mới yên tâm phần nào. Nhưng mấy tuần thì có […]
Từ lúc biết mình có thai tới lúc nghe thấy tim thai, hẳn mẹ nào cũng rất mong chờ, đặc biệt là đối với các mẹ hiếm muộn, dọa xẩy, có tiền sử lưu thai…thì chỉ khi nào nghe thấy tim thai của con mẹ mới yên tâm phần nào. Nhưng mấy tuần thì có tim thai? và tim thai bao nhiêu là bình thường thì không phải mẹ nào cũng biết. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này các mẹ bầu hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé !.
1. Tim thai hình thành như thế nào?
Ở ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu hình thành ống dẫn của tim, bắt đầu co bóp làm chức năng của quả tim. Đến cuối tháng thứ nhất dài thêm 1cm và tim thai bắt đầu hoàn thiện.
Đầu tháng 2 tức là tuần thứ 5 của chu kỳ thai, phôi thai hình thành nhiều tế bào có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần đầu sẽ hình thành cột sống và não bé. Phần trên của ống thần kinh bắt đầu phẳng ra và tạo nên mặt trước của não. Lúc này một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển và hình thành trái tim của thai nhi, khi siêu âm, chị em sẽ nghe thấy nhịp tim của thai nhi.
Ở tuần thứ 7, tim của thai nhi bắt đầu lớn dần và chia thành 2 buồng tim trái và phải. Sau 5 tuần tiếp theo, tim thai sẽ hoàn thiện.
2. Thai nhi mấy tuần thì có tim thai
Đa phần các mẹ sau khi chậm kinh 2 tuần sẽ đi siêu âm để biết chắc chắn rằng mình đã có thai, con đã di chuyển về tử cung. Sau đó tới tuần thứ 6 bác sĩ sẽ khuyên đi khám lại để kiểm tra tim thai. Thông thường, tim thai xuất hiện ở tuần thứ 6 -7. Một số trường hợp chậm hơn, nhưng muộn nhất cũng chỉ là từ tuần thứ 7 – 9.
3. Tim thai bao nhiêu là bình thường ?
Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút, nhưng khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường( thông thường sẽ vào khoảng 8 – 9 tuần là nhịp tim thai cao nhất có thể lên đến 180 lần/phút).
Sau năm tuần tiếp theo, nghĩa là vào khoảng tuần thai thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn. Và ở tuần thứ 16, tim thai nhi đã có thể bơm máu với khoảng 24 lít/ngày.
4. Những điều thú vị khác về tim thai
Trong lần khám thai tuần 10 – 12, mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé bằng ống nghe Doppler – một thiết bị siêu âm mà bác sĩ cầm đặt trên bụng của bạn. Và đây là thời điểm rất xúc động, vì lần đầu tiên qua ống nghe bạn nghe được nhịp tim của con yêu đang đập đều đều.
Nhịp tim thai bình thường dao động từ 120 – 160 lần/phút; khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút. Tuy nhiên, nếu vượt quá con số này, mẹ cần phải được thăm khám, theo dõi. Bởi có thể là do mẹ mắc bệnh (bị rối loạn nhịp tim, sốt cao…) hoặc do thai nhi có bệnh lý về tim mạch.
Lưu ý quan trọng là nhịp tim thai chậm gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp thai nhanh; bởi có thể đó là biểu hiện suy thai. Thế nên, khi nhịp tim đập chậm dưới 100 lần/phút; mẹ cần phải biết đó là sự nguy hiểm để được đi cấp cứu ngay.
5. Mẹ nên ăn gì để thai nhi có trái tim khỏe mạnh?
Khi mang ở tuần thứ 7, thai phụ nên cung cấp đủ 4 chất dinh dưỡng cơ bản như: Tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi và các loại quả chứa nhiều axit folic.Bên cạnh đó, thai phụ phải chú ý tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm quan trọng trong thời gian mang thai và làm các xét nghiệm khi cần thiết. Đồng thời nên trao dồi thêm kiến thức mang thai; sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh để có kinh nghiệm chăm sóc con yêu tốt hơn.
Để cập nhật những kiến thức về sản phụ khoa và các kiến thức sau sinh; quý khách có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN. Để đăng ký khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn khang; quý khách có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ ZALO: 0342.318.318 để được hướng dẫn.