Mẹ nhiễm HIV có thể sinh con khoẻ mạnh không?

17:07 - 12/06/2024 Lượt xem: 188 Tác giả: Thanh Nga

Mẹ nhiễm HIV có thể lây truyền virus HIV sang con trong giai đoạn mang thai, khi sinh và cho con bú. Rất nhiều người thắc mắc nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV thì liệu con sinh ra có mắc bệnh? Cách phòng ngừa lây nhiễm HIV cho con khi mang thai? Hãy cùng Phòng khám 43 Nguyễn Khang giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Đường lây truyền HIV từ mẹ sang con

Lây truyền HIV từ mẹ sang con chủ yếu qua bánh nhau khi đang mang thai, qua máu và dịch âm đạo khi chuyển dạ sinh, qua sữa khi cho con bú. Khả năng người mẹ bị nhiễm HIV có thai có thể truyền HIV cho con là 30% nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.

Mẹ nhiễm HIV có thể truyền cho con:

 Trong lúc mang thai:

  • HIV có thể lây truyền từ máu mẹ qua rau thai vào cơ thể thai nhi khi mới 8 tuần tuổi và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Tỷ lệ lây truyền tương đối cao khi thai trên 18 tuần tuổi.
  • Nguy cơ tăng cao nếu: mẹ lớn tuổi; mẹ sơ nhiễm HIV trong khi đã mang thai; mang thai rồi mẹ mới nhiễm HIV, hoặc người mẹ mang thai khi đã nhiễm HIV ở giai đoạn muộn.

Trong lúc chuyển dạ sinh:

  • Khi thai nhi qua đường sinh dục của mẹ để ra ngoài sẽ tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc máu của mẹ. HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào thai nhi qua các cơn co bóp tử cung bơm máu chứa virus HIV ở mẹ vào hệ thống tuần hoàn của thai nhi. Các cơn co tử cung trong khi chuyển dạ sinh có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ và gây chảy máu vào âm đạo. Máu chảy sẽ làm tăng số lượng HIV có trong âm đạo dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm HIV cho thai nhi khi đi qua âm đạo người mẹ
  • Những case đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, thì nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ tăng lên.

Qua sữa mẹ khi cho con bú:

  • Khi trẻ bú, HIV từ sữa mẹ qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi trẻ lây nhiễm cho trẻ, nhất là khi viêm nhiễm trong khoang miệng. Vú mẹ có viêm, nứt hay khi trẻ mọc răng cắn gây chảy máu, HIV theo máu vào miệng trẻ, qua niêm mạc trong khoang miệng gây nhiễm HIV cho trẻ.
  • Nguy cơ tăng lên nếu mẹ nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS, mới nhiễm HIV sau sinh hay cho con bú do lúc này nồng độ HIV trong máu mẹ rất cao.

Những điều để con sinh ra khoẻ mạnh khi mẹ nhiễm HIV

HIV

Nhiều bằng chứng cho thấy rằng, tỷ lệ trẻ có mẹ nhiễm HIV, sau khi tuân thủ các biện pháp dự phòng có kết quả âm tính là trên 90%. Do đó, sự lây truyền HIV từ mẹ sang con còn phụ thuộc rất nhiều vào điều trị dự phòng ở mẹ. Sau đây là các biện pháp dự phòng cần thực hiện trong từng giai đoạn:

Điều trị bằng thuốc

Trường hợp thai phụ nhiễm HIV trước khi mang thai thì chắc chắn phải dùng thuốc điều trị HIV và phải dùng thuốc đều đặn mỗi ngày. Trong thời kỳ mang thai phải theo dõi sát và có sự phối hợp giữa bác sĩ sản khoa và bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm để điều trị cho tốt. Trong quá trình chuyển dạ, thai nhi có nguy cơ tiếp xúc với HIV trong máu, dịch tiết của mẹ. Chính vì thế, việc tiếp tục dùng các loại thuốc chống HIV sẽ duy trì được tải lượng siêu vi trong cơ thể mẹ ở mức thấp nhất, giảm thiểu nguy cơ ngăn ngừa lây HIV từ mẹ sang con, đặc biệt là lúc gần sinh. Sau sinh, phác đồ điều trị tiếp tục được duy trì như trong thời gian mang thai. Đối với người phát hiện có nhiễm HIV, việc dùng thuốc kháng vi rút đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, quá trình chuyển dạ và nuôi con, sau đó phối hợp thêm các biện pháp khác nhằm hạn chế khả năng lây truyền HIV ở mức thấp nhất.

Dự phòng khi sinh

Nếu việc điều trị HIV mang lại hiệu quả và tải lượng virus trong cơ thể mẹ ở mức thấp thì các bác sĩ có thể cân nhắc để mẹ sinh thường. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng virus trong máu mẹ vẫn ở mức cao thì khi đó sinh mổ sẽ là biện pháp an toàn phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Các nghiên cứu cho thấy mặc dù mổ lấy thai có khả năng giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con so với không mổ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng rõ rệt khi người phụ nữ chưa chuyển dạ thực sự, ối chưa vỡ. Hơn nữa mổ lấy thai cũng có những nguy cơ riêng của phẫu thuật, do vậy mổ lấy thai không phải là một chỉ định bắt buộc cho phụ nữ nhiễm HIV.

Dự phòng trong giai đoạn cho con bú

HIV

Các bằng chứng cho thấy, trong nguồn sữa của mẹ nhiễm HIV cũng có chứa virus HIV, do đó, vius cũng có thể lây truyền từ mẹ trong giai đoạn cho con bú. Trường hợp mẹ dương tính với HIV, nếu có điều kiện thì nên nuôi con bằng sữa công thức, thực phẩm thay thế hoàn toàn sữa mẹ để cắt nguồn lây vì HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập vào niêm mạc đường tiêu hoá của trẻ hoặc xây xước phần vú trong quá trình trẻ bú gây lây nhiễm trực tiếp cho trẻ . Trường hợp mẹ không đủ điều kiện để nuôi con bằng sữa công thức thì vẫn có thể cho bé bú mẹ nhưng phải tuân thủ điều trị đầy đủ và cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất là 6 tháng đầu đời, tuyệt đối không cho bé ăn bất kỳ loại thức ăn nào khác cùng với sữa mẹ trong thời gian này. Đồng thời bé cũng phải điều trị ARV phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Nếu thai phụ dương tính với virus HIV được điều trị đúng phác đồ trong thời kỳ mang thai và lúc chuyển dạ và đứa trẻ sinh ra được dùng thuốc điều trị virus HIV trong khoảng 6 tuần đầu sau sinh thì sẽ tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đến mức thấp nhất.

Làm thế nào để biết trẻ sinh ra có nhiễm HIV không?

Để kiểm tra chắc chắn rằng trẻ có nhiễm HIV hay không sau khi đã tuân thủ đúng các biện pháp dự phòng thì mẹ có thể xét nghiệm cho bé ngay sau khi sinh và trong khoảng 4 đến 6 tuần tuổi.

Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì vẫn cần phải tiến hành xét nghiệm lại cho trẻ sau 18 tháng đến khi kết thúc giai đoạn cho bú để kiểm tra xem trẻ có bị lây truyền trong thời kì cho bú hay không từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp điều trị phù hợp nếu kết quả dương tính.

Phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm HIV khi nào?

Để tầm soát HIV ở phụ nữ có thai, các mẹ nên đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám, tư vấn và hướng dẫn về xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Nếu phát hiện bệnh và điều trị theo phác đồ ngay từ sớm, thai phụ có thể đảm bảo hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con.

HIV

Có thể xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai ở đâu?

Để có một thai kì khoẻ mạnh và an toàn thì thai phụ nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc HIV trước khi mang thai hoặc ngay khi biết mình mang thai tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn. Xét nghiệm và chẩn đoán sớm sẽ giúp có được phác đồ điều trị kịp thời, phòng ngừa lây nhiễm HIV hiệu quả hơn.

Phòng khám 43 Nguyễn Khang có thực hiện các xét nghiệm sàng lọc như viêm gan B, HIV,… các mẹ có thể tới đăng kí xét nghiệm để nhận kết quả và tư vấn từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm.

 

Hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Tầm quan trọng của xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ: Bảo vệ sức khỏe mẹ và bé
Acid folic trong dự phòng dị tật ống thần kinh
Mẹ bầu có ăn măng cụt được không?
Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai