googleb578e89369db4e48.html

Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên

11:38 - 23/10/2024 Lượt xem: 81 Tác giả: Thanh Nga

Sau sinh mổ mẹ nên ăn gì?

Xây dựng một chế độ ăn hợp lý sau sinh là một việc rất quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe, đặc biệt là với những thai phụ sinh mổ. Lựa chọn thực phẩm như thế nào để cơ thể mẹ nhanh chóng phục hồi mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của em bé, hãy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Mục tiêu phục hồi sức khoẻ sau sinh mổ

So với sinh thường thì việc phục hồi sau sinh mổ sẽ cần nhiều thời gian hơn do mất máu nhiều hơn, nguy cơ nhiễm trùng và xảy ra biến chứng cao hơn,... Do đó, mục tiêu thiết lập chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này bao gồm:

  • Đẩy nhanh tốc độ lành vết mổ, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
  • Đảm bảo lượng sữa cho sự phát triển của trẻ
  • Phục hồi vóc dáng cho mẹ

sinh mổ, sau sinh

2. Sau sinh mổ mẹ nên ăn gì?

Để thực hiện tốt mục tiêu trên thì sau đây là những nhóm thực phẩm chắc chắn mẹ không nên bỏ qua:

- Protein: Đây luôn là dưỡng chất hàng đầu trong cấu tạo, duy trì và phát triển những chất cơ bản cho hoạt động sống. Đặc biệt, sau sinh mẹ rất cần protein để tái tạo tế bào và các mô bị tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sản xuất sữa cho bé. Các thực phẩm điển hình trong nhóm này bao gồm: các loại hạt đậu, ngũ cốc, sữa, các loại thịt, ức gà, phô mai,...

- Sắt: chất cần thiết để sản xuất hồng cầu, dự trữ oxi cho cơ, tăng cường miễn dịch chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Sắt có nhiều trong: các loại rau xanh đậm, bông cải xanh, rau chân vịt, gan, thịt đỏ,...

- Kẽm: Trong cơ thể, đây là chất giữ vai trò tổng hợp protein, kích thích sản sinh collagen. Kẽm có nhiều trong: hải sản, thịt đỏ, đậu, trứng, sữa,...

- Vitamin và khoáng chất:

  • Vitamin A: đẩy nhanh tốc độ lành thương và phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Những thực phẩm giàu protein mẹ nân bổ sung: gan, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, rau chân vịt, ớt chuông,...

sinh mổ, sau sinh

  • Vitamin C: có vai trò chống oxi hoá, tổng hợp collagen giúp vết thương mau lành. Mẹ có thể bổ sung vitamin C qua: ớt chuông, ổi, nho cam, bông cải xanh,...
  • Vitamin E: có nhiều trong: hạnh nhân, dầu thực vật, bơ, kiwi, bông cải xanh, rau chân vịt,..   nổi bật với vai trò làm lành vết thương và ngăn cản sự tạo thành sẹo

- Hãy chú ý bổ sung đủ nước để đảm bảo cơ thể được hoạt động hiệu quả hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.

- Các thực phẩm lợi sữa: đu đủ, móng giò, rau ngót, mồng tơi, hạt sen, khoai lang, củ dền, mướp, cà rốt, khoai tây,..

- Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả tươi, các chất béo lành mạnh trong bơ, các loại hạt, nước gạo lứt, nước ép hoa quả chín là dinh dưỡng vàng nếu mẹ muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.

3. Mẹ nên tránh ăn gì?

Để nhanh chóng đạt trạng thái sức khoẻ tốt nhất thì sau đây là những thực phẩm mẹ nên tránh:

  • Thực phẩm dễ gây sưng, viêm, ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo: gạo nếp, rau muống, thịt gà, hải sản, lòng trắng trứng,..
  • Đồ cay, nóng: ớt, hạt tiêu,... ảnh hưởng đến dạ dày và nguồn sữa cho con, dễ gây hiện tượng táo bón cho mẹ
  • Gia vị có mùi nồng: hành, tỏi dễ gây ảnh hưởng đến mùi sữa, trẻ lười bú
  • Thực phẩm có tính hàn: tôm, cua cá, ốc, lươn, thịt vịt,... sẽ khiến vết mổ lâu lành hơn
  • Đồ uống chứa cồn và các chất kích thích có thể làm giảm lượng sữa, gây  khó ngủ cho cả mẹ và bé
  • Thực phẩm tái, chưa qua chế biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho đường tiêu hoá, sức khoẻ của cả mẹ và bé
  • Các thực phẩm dễ gây chướng bụng, đầy hơi, đồ uống có ga,..

sinh mổ, sau sinh

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng, đặc biệt những thực phẩm mẹ đã dị ứng trước đó.
  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ dễ gây ảnh hưởng đến tiêu hoá, làm chậm quá trình phục hồi sức khoẻ, làm mẹ dễ lên cân và ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Thực phẩm lên men, đồ ăn, đồ uống quá chua dễ gây tác dụng phụ cho đường tiêu hoá, trào ngược dạ dày, tiêu chảy.
  • Thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân: gây tác dụng phụ đến gan, thận của mẹ và ảnh hưởng đến nguồn sữa của trẻ.

4. Lưu ý trong chế độ ăn sau sinh mẹ cần nhớ

- Những giờ đầu sau sinh: Khi chức năng tiêu hoá bị ảnh hưởng, chưa trở về bình thường, mẹ chỉ nên uống nước. Sau khi có hiện tương xì hơi (dấu hiệu hoạt động của đường ruột) thì có thể ăn đồ ăn lỏng, cháo loãng.

- Những ngày đầu sau sinh: đồ ăn mềm, dễ tiêu hoá sẽ là lựa chọn ưu tiên tốt cho tiêu hoá

- Tháng đầu sau sinh: Hết sức cẩn trọng trong chế độ ăn, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

  • Chọn thực phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phục hồi, nuôi con bằng sữa
  • Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Đa dạng thực phẩm đảm bảo đủ: protein, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất
  • Đặc biệt chú ý đến khâu vệ sinh, làm chín thực phẩm

 

Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.

 

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục
Tại sao sinh mổ không nên đặt vòng tránh thai?