Lợi ích của miếng xốp tránh thai
08:08 - 27/01/2021 Lượt xem: 539
Miếng xốp tránh thai là một dụng cụ hình tròn làm bằng bọt mềm có chứa chất diệt tinh trùng. Nó được đưa vào âm đạo để che phủ cổ tử cung và giữ cho tinh trùng không vào được bên trong tử cung. 1. Miếng xốp tránh thai là gì? Miếng xốp tránh thai […]
Miếng xốp tránh thai là một dụng cụ hình tròn làm bằng bọt mềm có chứa chất diệt tinh trùng. Nó được đưa vào âm đạo để che phủ cổ tử cung và giữ cho tinh trùng không vào được bên trong tử cung.
1. Miếng xốp tránh thai là gì?
Miếng xốp tránh thai là một dụng cụ hình tròn làm bằng bọt mềm có chứa chất diệt tinh trùng. Nó được đưa vào âm đạo để che phủ cổ tử cung và giữ cho tinh trùng không vào được bên trong tử cung. Thuốc diệt tinh trùng cũng làm bất hoạt tinh trùng. Miếng xốp tránh thai không bảo vệ bạn khỏi STIs, bao gồm cả HIV.
Miếng xốp tránh thai có thể được đặt tối đa 24 giờ trước khi quan hệ và nên lưu lại ít nhất 6 giờ sau khi quan hệ. Miếng xốp tránh thai không nên để quá 30 giờ. Nếu bạn quan hệ tình dục một lần nữa trong khung thời gian này, bạn sẽ không cần phải thay một miếng xốp tránh thai khác. Vứt miếng xốp sau khi sử dụng.
Miếng xốp tránh thai ít hiệu quả ở những phụ nữ đã sinh con. Nếu bạn muốn sử dụng miếng xốp tránh thai sau khi sinh con, bạn nên đợi tới thời điểm 6 tuần sau khi sinh cho đến khi tử cung và cổ tử cung trở lại kích thước bình thường.
2. Lợi ích, nguy cơ và tác dụng phụ khi sử dụng miếng xốp tránh thai là gì?
Lợi ích của miếng xốp tránh thai
- Có thể mua ở nhiều cửa hàng
- Không ảnh hưởng đến hormone tự nhiên của phụ nữ
- Mỗi miếng xốp chứa đủ chất diệt tinh trùng cho hoạt động tình dục lặp đi lặp lại trong vòng 24 giờ
- Không ảnh hưởng đến nguồn sữa trong thời gian cho con bú
Nguy cơ và tác dụng phụ có thể xảy ra
Chất diệt tinh trùng trong miếng xốp có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình, do đó nên sử dụng miếng xốp khi bạn có một bạn tình duy nhất và cả hai đều có nguy cơ nhiễm HIV thấp.
Chất diệt tinh trùng có thể gây nóng rát và kích ứng âm đạo. Một số trường hợp người dùng bị dị ứng với thuốc diệt tinh trùng, polyurethane hoặc sulfites trong miếng xốp.
Rất hiếm trường hợp gặp phải hội chứng sốc nhiễm độc khi sử dụng miếng xốp tránh thai, nhưng nó vẫn xảy ra trong một số trường hợp. Không được sử dụng miếng xốp trong kỳ kinh, mới sinh con chưa được 6 tuần, hay có tiền sử bị hội chứng sốc nhiễm độc khi sử dụng băng vệ sinh dạng ống (tampon) hoặc miếng xốp tránh thai (sponge). Không được mang miếng xốp quá 30 giờ.