Mỡ máu như thế nào là cao? Làm sao để mỡ máu về chỉ số bình thường?

08:01 - 07/06/2020 Lượt xem: 384

1. Mỡ máu là gì? Mỡ máu là tên gọi thông thường của lipid máu, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần quan trọng nhất là cholesterol. 2. Mỡ máu như thế nào là cao? Nhiều người vẫn nghĩ cholesterol là thành phần xấu trong cơ thể, là nguyên nhân gây […]

1. Mỡ máu là gì?

Mỡ máu là tên gọi thông thường của lipid máu, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần quan trọng nhất là cholesterol.

2. Mỡ máu như thế nào là cao?

Nhiều người vẫn nghĩ cholesterol là thành phần xấu trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Thực tế, cholesterol rất quan trọng với cơ thể, góp mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D và một số hormon, giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Để dễ di chuyển trong máu, Cholesterol cũng như Triglyceride phải kết hợp với chất dễ tan trong nước là lipoprotein.

Vậy nên, khi xét nghiệm lượng mỡ máu ngoài tổng số Cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol theo các loại Lipoprotein. Trong đó có 2 loại quan trọng đó là LDL –c (lipoprotein tỉ trọng thấp ) “ mỡ xấu” và HDL-c ( Lipoprotein tỉ trọng cao) “mỡ tốt.”

Mỡ máu tăng cao khi loại xấu tăng và loại tốt giảm, gây ra nhiều loại bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…

Sau đây là chỉ số cholesterol toàn phần và chỉ số triglycerid cho biết tình trạng mỡ máu trong cơ thể:

Mỡ máu như thế nào là cao?

3. Những lưu ý để chỉ số mỡ máu về bình thường

Kiểm soát và thay đổi chế độ ăn uống

Làm thế nào để hạn chế mỡ máu
Những thực phẩm giúp hạn chế mỡ máu trong cơ thể

Khi bị máu nhiễm mỡ, bạn cần hạn chế tối đa chất béo dung nạp vào cơ thể.

Nên ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây mọng nước. Bởi trong rau và trái cây chứa nhiều vi chất và chất xơ tự nhiên giúp tiêu hóa thuận lợi, đặc biệt rất tốt cho máu. Một số thực phẩm có thể giúp làm giảm cholesterol như: Gừng, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, tỏi, chế phẩm từ đậu…

Nên bổ sung ăn thịt trắng thay vì thì đỏ, chẳng hạn như cá. Mỗi tuần nên ăn từ 2-3 bữa cá thay thịt. Nên dùng dầu thực vật thay vì mỡ động vật để nấu ăn.

Chế biến thực phẩm thành đồ luộc nhiều hơn đồ chiên xào; hoặc sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật trong khi chiên xào.

Hạn chế ăn đồ cay nóng vì nó sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo trong cơ thể của bạn.

Tăng cường vận động, thể dục thể thao

Hãy tăng cường vận động thể lực, tạo cho mình một thói quen tập thể dục thể thao. Bởi điều này sẽ giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Những bài tập đơn giản bạn có thể áp dụng như chạy bộ, tập yoga, đạp xe…

Tránh xa bia rượu, thuốc lá, chất kích thích

Bia rượu sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa ở gan, gan không chuyển hóa được chất béo bạn nạp vào cơ thể. Theo thời gian chất béo tích tụ gây bệnh máu nhiễm mỡ. Tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang