Mối liên hệ giữa chỉ số HbA1c và bệnh tiểu đường
07:42 - 24/06/2020 Lượt xem: 901
Khi kiểm tra sức khỏe của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ thường chỉ định các xét nghiệm máu trong đó có chỉ số HbA1c. Vậy chỉ số HbA1c và bệnh tiểu đường có mối liên quan gì? chúng ta hãy cùng tìm hiểu. 1. Nguồn gốc của HbA1c trong máu Glucose […]
Khi kiểm tra sức khỏe của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ thường chỉ định các xét nghiệm máu trong đó có chỉ số HbA1c. Vậy chỉ số HbA1c và bệnh tiểu đường có mối liên quan gì? chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
1. Nguồn gốc của HbA1c trong máu
Glucose kết hợp với hemoglobin (Hb) liên tục và gần như không hồi phục trong suốt đời sống của hồng cầu. Khi nồng độ glucose máu tăng cao hơn mức bình thường trong thời gian đủ dài, glucose sẽ phản ứng với Hb mà không cần sự xúc tác của enzym. Phản ứng xảy ra trong hồng cầu, glucose sẽ phản ứng với Hb tạo thành hemoglobin bị glycosyl hóa.
Trong hồng cầu có 3 loại Hb: HbA1 chiếm 97- 99%, HbA2 chiếm 1- 3%, HbF ở bào thai khi sinh ra chỉ còn vết. HbA1 có 3 nhóm HbA1a, HbA1b và HbA1c trong đó HbA1c chiếm 80%. Để biểu thị hemoglobin bị glycosyl hóa người ta định lượng phần HbA1c bị glycosyl hóa, gọi tắt là HbA1c, tính ra đơn vị %.
2. Mối liên quan giữa chỉ số HbA1c và đái tháo đường
Chỉ số HbA1c phản ánh tình trạng kiểm soát đường của bệnh
Nồng độ HbA1c sẽ tỉ lệ thuận với nồng độ glucose huyết tương trung bình trong vòng 6 đến 12 tuần trước đó. Vì vậy bằng cách định lượng HbA1c thầy thuốc có thể nhận định được nồng độ glucose máu trung bình trong vòng 2 – 4 tháng trước đó của bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân và bác sĩ đánh giá hiệu quả quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Từ đó, có kế hoạch điều trị tiếp theo.
Ngoài ra HbA1c có giá trị chẩn đoán cũng như tầm soát sớm tiền đái tháo đường.
3. Trường hợp nào cần làm xét nghiệm HbA1c
Theo khuyến cáo từ Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE) khi bạn có một trong những nguy cơ dưới đây bạn cần đi xét nghiệm HbA1c để tầm soát đái tháo đường (và Tiền đái tháo đường):
– Nhóm người thừa cân, béo phì nằm trong bất kỳ độ tuổi nào hoặc bị một trong những vấn đề sau:
- HbA1c ≥ 5.7%; rối loạn đường huyết đói hoặc rối loạn đường huyết sau ăn ở các lần xét nghiệm trước.
- Phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
- Có người thân trong gia đình bị đái tháo đường.
- Tiền sử bệnh tim mạch.
- Người bị tăng huyết áp.
- Người ít vận động
– Những người từ 45 tuổi trở lên
– Nếu xét nghiệm bình thường, nên làm lại 3 năm 1 lần
4. Bao lâu thì phải xét nghiệm lại chỉ số HbA1c ?
Tần suất bạn cần xét nghiệm HbA1c tùy thuộc vào loại bệnh tiểu đường bạn đang gặp phải, kế hoạch điều trị và mức độ quản lý lượng đường trong máu của bạn.
Với trường hợp tiền tiểu đường: 1 lần/ năm.
Với trường hợp tiểu đường tuýp II:
- 2 lần/ năm: nếu bạn không sử dụng insulin và lượng đường trong máu luôn nằm trong mức ổn định.
- 4 lần/ năm: Nếu bạn sử dụng insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường; hoặc bạn gặp khó khăn trong việc giữ mức đường ở mức ổn định.
Với trường hợp tiểu đường tuýp I: 4 lần/ năm.
Với trường hợp có nguy cơ tiểu đường nhưng xét nghiệm HbA1c trước đó bình thường: 3 năm/ lần.
Với phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ cần kiểm tra chỉ số HbA1c để biết được chế độ dinh dưỡng của mình có phù hợp không. Từ đó, sẽ có hướng thay đổi thích hợp để duy trì sự ổn định của đường huyết; giúp thai nhi phát triển tốt. Để đăng ký khám thai và quản lý thai nghén tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang