googleb578e89369db4e48.html

Một số bất thường về tim mạch và tiêu hóa ở thai nhi mẹ bầu nên biết

08:49 - 18/03/2020 Lượt xem: 991

Dị tật bẩm sinh thai nhi luôn là ác mộng với người làm cha làm mẹ. Bất cứ thai nhi nào cũng có thể mắc các dị tật bất thường ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Phát hiện sớm các dị tật thai nhi sẽ giúp bác sĩ đưa ra biện pháp xử lý […]

Dị tật bẩm sinh thai nhi luôn là ác mộng với người làm cha làm mẹ. Bất cứ thai nhi nào cũng có thể mắc các dị tật bất thường ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Phát hiện sớm các dị tật thai nhi sẽ giúp bác sĩ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

1. Bất thường về tim mạch

      • Tỉ lệ mắc là 5-10/1.000 trẻ sinh sống và 30/1.000 trẻ được sinh ra.
      • Nguyên nhân do sự tương tác giữa gen và môi trường (mẹ tiểu đường, mắc bệnh về collagen, dùng thuốc có hại, nhiễm virus).
      • Gặp trong hơn 90% thai nhi có trisomy 18 hay 13; 50% thai nhi có trisomy 21; 40% thai nhi mắc hội chứng Turner.
      • Nhóm nguy cơ: cha/mẹ hoặc thai kỳ trước mắc bệnh tim bẩm sinh, mẹ bị tiểu đường.
một số bất thường tim thai và hệ tiêu hóa mẹ bầu cần biết
   Bất thường tim thai – thông liên thất

2. Thoát vị hoành bẩm sinh

      • Tỉ lệ mắc: 1/2.000 – 1/5.000.
      • Nguyên nhân: chưa rõ, làm giảm sản phổi do chèn ép kéo dài.
      • Thoát vị hoành trái thường gặp gấp 5 lần bên phải.
      • Phát hiện trên siêu âm tiền sản tuần 14 thai kì, dấu hiệu:

+ Tạng bụng thoát vị vào lồng ngực.

+ Trung thất bị đẩy lệch sang bên lành.

+ Đa ối.

      • Thường kèm theo dị tật ở tim, niệu sinh dục, ống tiêu hóa, thần kinh trung ương, nhiễm sắc thể.

3. Khiếm khuyết thành bụng

– Thoát vị rốn (exomphalos):

      • Tỉ lệ mắc: 1/4.000.
      • Nguyên nhân: có thể liên quan đến gen, hội chứng Beckwith-Wiedemann, 50% trường hợp có trisomy 13 hoặc 18.
      • Chẩn đoán tiền sản: hình thức bao túi thoát vị ở thành bụng trước với dây rốn cắm ở đỉnh túi.
      • Tiên lượng: 90% sống sau mổ nếu không có dị tật phối hợp.

– Hở thành bụng (gastroschisis):

      • Tỉ lệ mắc: 1/4.000.
      • Nguyên nhân: chưa rõ.
      • Chuẩn đoán tiền sản: hình ảnh dây rốn ở vị trí bình thường và các quai ruột thoát vị trôi nổi phân tán rộng trong buồng ối.
      • Tiên lượng: 90% sống sau mổ, tử vong thường do hội chứng ruột ngắn.

4. Bất thường ống tiêu hóa

– Hẹp thực quản và rò khí – thực quản:

      • Tỉ lệ mắc: 1/3.000.
      • 20% trường hợp có trisomy 13 hoặc 18.
      • Chuẩn đoán tiền sản: khó phát hiện, biểu hiện bằng bóng hơi dạ dày nhỏ hoặc không thấy kết hợp với đa ối.
      • Tiên lượng: 95% sống sau mổ nếu thai > 32 tuần, không kèm dị tật phối hợp, không trào ngược , viêm phổi hít.

– Teo tá ràng:

      • Tỉ lệ mắc: 1/5.000
      • Dị tật phối hợp: Trisomy 21, bất thường xương, dạ dày, ruột, tim, thận.
      • Chuẩn đoán tiền sản: đa ối, hình ảnh bóng đôi trên siêu âm.
      • Tiên lượng: > 95% là sống sau mổ nếu không lèm dị tật phối hợp.

– Tắc ruột non:

      • Tỉ lệ mắc: 1/2.000.
      • Dị tật phối hợp: bất thường về niệu dục, cột sống, tim mạch.
      • Chuẩn đoán tiền sản: khó phát hiện, hình ảnh các quai ruột dãn, đa ối.
      • Tiên lượng sống sau mổ > 95% nếu thai lớn hơn 32 tuần, không kèm dị tật phối hợp, không cắt bỏ nhiều ruột lúc mổ.
   Dị tật ống tiêu hóa – hẹp tá tràng

5. Khối u bụng

– Nang buồng trứng:

      • Thường xuất hiện sau tuần 25 của thai kỳ.
      • Phần lớn là lành tính và tự mất trong giai đoạn sơ sinh.
      • Biến chứng: tụ dịch ổ bụng, xoắn, nhồi máu, vỡ nang.
      • Chẩn đoán tiền sản: hình ảnh nang thường một bên và một vách ngăn.

– Nang mạc treo:

      • Chẩn đoán tiền sản; hình ảnh một hay nhiều vách, kích thước đa dạng, thường ở đường giữa.

– Nang gan:

      • Hiếm gặp.
      • Thường nằm ở gan phải, vách đơn.
      • Thường ít gây triệu chứng.
      • Biến chứng: Tắc mật, nhiễm trùng, cháy máu.

– Nang ruột đôi:

      • Rất hiếm gặp.
      • Hình ảnh cấu trúc dạng ống hay nang, nhiều kích thước.
      • Đơn độc hoặc phối hợp với các bất thường ống tiêu hóa khác.

– U quái cùng cụt:

      • Tỉ lệ mắc: 1/40.000.
      • Dạng nang hay đặc hay cả hai.
      • Đa ối thường gặp do đa niệu thai nhi, shunt động tĩnh mạch.
      • Tử vong trước sinh: 50% (sinh non do đa ối).

Bất kì thai nhi nào đều có thể gặp dị tật, chính vì vậy chúng ta cần khám thai và siêu âm thai định kì để phát hiện sớm cách dị tật bất thường của thai (nếu có) ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Giúp cho việc chẩn đoán và tư vấn tiền sản sẽ tiến hành thuận lợi hơn; nhằm đưa ra hướng xử trí kịp thời.

Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN

hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết