Một số câu hỏi thường gặp khi làm ivf
09:13 - 23/12/2023 Lượt xem: 364 Tác giả: Thu Hoàng
Hành trình mang thai là hành trình đầy thử thách và gian nan mà mỗi bà mẹ đều phải trải qua để đón nhận khoảnh khắc hạnh phúc khi em bé chào đời. Đối với những bà mẹ mang thai thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hành trình ấy còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Và có rất nhiều vấn đề lo lắng thắc mắc liệu thai kì ivf có phải chăm sóc đặc biệt đi khám nhiều hơn thai thường không? chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
1. Thai IVF có khác với thai tự nhiên, nguy cơ trong thai kỳ có cao hơn không?
Tin tốt cho các cặp vợ chồng đang điều trị IVF là mang thai nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản không nhất thiết được xem là thai kỳ có nguy cơ cao. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu hay bằng chứng cụ thể nào cho thấy thai IVF khác với thai tự nhiên hay gặp các vấn đề khác về sức khỏe. Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỉ lệ sẩy thai ở phụ nữ mang thai tự nhiên trung bình khoảng 15-20%. Trong khi, theo một nghiên cứu năm 2003 cho thấy tỉ lệ phụ nữ mang thai IVF sẩy thai là khoảng 22%. Qua con số ta có thể thấy được rằng tỉ lệ sẩy thai đối với phụ nữ mang thai IVF có phần cao hơn nhưng nó không thực sự đáng kể.
Nguy cơ sẩy thai không liên quan trực tiếp đến quy trình làm thụ tinh trong nghiệm. Thay vào đó, yếu tố làm tăng nguy cơ trong thai kỳ của các mẹ có thai IVF liên quan đến lý do điều trị hiếm muộn nhiều hơn. Ví dụ như độ tuổi của người mẹ. Tuổi mẹ càng cao càng, nguy cơ sẩy thai càng cao. Hoặc ở một số phụ nữ có thể đã có một hoặc nhiều bệnh lý có sẵn từ trước khi điều trị IVF để có thai. Chính điều này làm nguy cơ trong thai kỳ của các mẹ tăng cao hơn. Vì thế, đối với các mẹ đã có sẵn bệnh lý nền nên được theo dõi chặt chẽ, khám thai đầy đủ theo lịch hẹn bác sĩ để có một thai kỳ an toàn nhất.
Hoặc khi có những dấu hiệu nguy cơ như cơn đau bụng, ra huyết, ra dịch âm đạo bất thường, thai máy ít,… mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra hoặc nhanh chóng liên hệ với bác sỹ hỗ trợ kịp thời.
Và thai dù tự nhiên hay thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) thì việc theo dõi, tầm soát bất thường đều nên thực hiện đầy đủ như nhau.
2. Thai IVF nên nằm yên, bất động nhiều hơn.
Sai hoàn toàn. Ngược lại, do sử dụng nội tiết làm tăng nguy cơ tắc mạch, bệnh nhân có thai sau TTTON nên vận động, vận động, vận động. Không chạy marathon, không đua xe, không đá bóng các môn thể thao nặng, hoặc vận động mạnh là được. Vận động tùy sở thích, thể trạng và điều kiện của bạn, miễn đừng nằm yên một chỗ.
3. Thai IVF phải đi khám thai nhiều hơn.
Không, chủ yếu do tâm lý của các bà mẹ có thai sau TTTON, thường hay căng thẳng, lo lắng hơn. Nếu không có dấu hiệu bất thường, nên khám thai theo lịch hẹn là được.
4. Thai IVF cần sử dụng nhiều thuốc hơn thai tự nhiên.
Cũng không hẳn. Chỉ giai đoạn đầu cần hỗ trợ nội tiết tố, gần như sau 12 tuần là có thể chỉ cần sử dụng vitamin bổ sung. Thuốc nào cũng có chỉ định, chống chỉ định, ngay cả vitamin C. Do vậy, tốt hơn hết đừng uống nếu bác sĩ khám cho bạn không kê toa, uống thì dễ, lấy ra mới khó.
5. Thai IVF nên mổ lấy thai sớm
Không, nhắc lại là thai sau TTTON hay thai tự nhiên đều nên đợi thai trưởng thành, trừ trường hợp bắt buộc. Do vậy, nên thảo luận với bác sĩ theo dõi thai nguyện vọng của bạn, sinh thường hay mổ đẻ cùng ra quyết định. Nên lựa chọn thời điểm chấm dứt thai kỳ khi thai 39 tuần nếu thai tăng trưởng, diễn tiến bình thường.
6. Em bé được sinh ra bằng IVF có phát triển khỏe mạnh?
Những em bé được sinh ra bằng IVF hoàn toàn có thể sống một cuộc sống bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển tư duy tương tự như những em bé được sinh ra qua thụ thai tự nhiên.
Sau nhiều thập kỷ ra đời và được công nhận, thụ tinh trong ống nghiệm đã được hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn lựa chọn và hàng triệu em bé đã chào đời thành công. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho thấy sự hiệu quả và an toàn của phương pháp này. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những em bé sinh ra nhờ phương pháp IVF có thể phát triển hoàn toàn bình thường giống như những đứa trẻ khác. Hầu như không gặp rủi ro nào về chậm phát triển so với các bé sinh ra từ thai kỳ tự nhiên. Vậy nên các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và đừng lo lắng nhiều nhé.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ có thể đăng ký khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang để nhận được những thăm khám chẩn đoán chính xác giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.