googleb578e89369db4e48.html

Một số câu hỏi thường gặp về mổ lấy thai?

10:31 - 15/08/2022 Lượt xem: 616 Tác giả: Thanh Nga

Hiện nay có khoảng 30 % thai phụ được chỉ định biện pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bé sẽ được bác sĩ đưa ra khỏi tử cung thông qua cuộc phẫu thuật có sử dụng thuốc gây tê và kháng sinh dự phòng. Đặc biệt các bà mẹ lần đầu tiên sinh, lại có chỉ định sinh mổ sẽ có nhiều băn khoăn, lo lắng. Để giải đáp những băn khoăn này các mẹ bầu hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về mổ lấy thai nhé!

1. Mổ lấy thai theo đường rạch da nào?

  • Thông thường là đường rạch da ngang trên vệ ( còn gọi là đường mổ thẩm mỹ).
  • Một số trường hợp sẽ được lựa chọn là đường trắng giữa dưới rốn như: rau cài răng lược, mổ lấy thai kèm phẫu thuật chấn thương bụng, hoặc nơi phẫu thuật viên quen dùng đường này…
  • Một số trường hợp hiếm hơn sẽ kết hợp cả đường ngang và dọc (gộp cả 2 đường trên), hoặc chọn đường trắng bên dưới rốn (song song với đường giữa dưới rốn) như: bệnh nhân có chấn thương bụng từ trước nghi ngờ dính nhiều một bên, phải chọn bên còn lại an toàn để vào bụng.

2. Kích thước vết mổ khoảng bao nhiêu?

Kích thước vết mổ khoảng 10 cm. Khi liền sẹo thường trong phạm vi vết mổ chỉ trừ sẹo lồi sẽ trùm ra ngoài vết mổ

3. Thời gian mổ mất bao lâu?

Thời giam mổ thông thường khoảng 10- 30 phút. Thời gian nằm viện khoảng 3 đến 4 ngày. Thời gian hồi phục hoàn toàn thường mất 6 tuần. Để đạt hồi phục hoàn toàn 100% thì tùy từng cơ địa mỗi người.

4. Sau mổ tôi có phải cắt chỉ, rút chỉ không?

Tùy từng loại vật liệu dùng khi mổ cho bạn như: Chỉ tiêu, chỉ không tiêu, keo dán sinh học, hay kim kẹp vết mổ. Nếu chỉ tiêu, keo dán không phải cắt chỉ còn các vật liệu khác phải cắt, gỡ sau khi vết sẹo liền khoảng 7 ngày.

5. Bạn có thể mổ lấy thai khi không có chỉ định không?

Có! Nhưng tùy từng quốc gia và từng vùng. Đó là một chỉ định theo “ yếu tố xã hội, tâm lý”. Chính yếu tố này là sức ép lên bác sỹ và lên ngành y tế. Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng và hệ lụy của sẹo mổ lấy thai cũng tăng lên như: thai tại vết mổ, rau tiền đao, rau cài răng lược, hay tụ dịch tại khuyết sẹo mổ lấy thai…

6. Tôi có phải cạo lông vùng bikimi trước mổ không?

Việc cạo lông có thể dễ dàng cho bác sỹ khi mổ, nếu vùng lông của bạn cao và rậm thì vết mổ sẽ đi qua vùng lông, khó hơn cho bác sỹ khi đóng da. Tuy nhiên, việc cạo lông có thể tăng nhiễm trùng vết mổ chút ít ( do chầy xước) chứ không giảm tỷ lệ nhiễm trùng. Việc triệt lông bằng laser hay loại thuốc triệt lông an toàn cho phụ nữ có thai hay cắt bằng kéo thì làm cho việc đi mổ thuận tiện khi khâu da lông không chui vào vết mổ và không tăng nhiễm trùng. Vậy nên bạn muốn để lông hay triệt lông đều được.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Cổ tử cung cao có khó mang thai không?
Tử cung đôi gây trở ngại gì tới việc mang thai?
Phụ nữ bị ứ dịch vòi trứng có thể mang thai không?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra