googleb578e89369db4e48.html

Một số lưu ý giúp bảo quản sữa mẹ an toàn

16:03 - 27/05/2022 Lượt xem: 580 Tác giả: Lê Huyền Trang

1. Bảo quản sữa mẹ tốt nhất trong bao lâu

bảo quản sữa mẹ an toàn

Ở nhiệt độ phòngSữa mẹ mới được vắt, hút ra có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng (không ấm hơn 25 độ C), lý tưởng trong tối đa 4 giờ miễn là không ở dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc gần các nguồn nhiệt khác. Trong một số trường hợp, nó có thể có thể giữ được đến 6 giờ ở nhiệt độ phòng, đặc biệt là nếu nhiệt độ phòng không nóng lên hoặc lạnh hơn.

Trong tủ lạnhSữa mẹ có thể được lưu trữ trong tủ lạnh lên đến 4 ngày. Kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh để đảm bảo nhiệt độ khoảng 4.4 độ C và dự trữ sữa mẹ của bạn ở phía sau tủ lạnh nơi mát nhất. Tránh giữ sữa mẹ trên cửa tủ lạnh, nơi dễ bị tổn hại nhất với không khí ấm hơn khi cửa mở. Sau 4 ngày, đã đến lúc chuyển sữa mẹ này vào tủ đông.

Trong tủ đôngNếu bạn cần đóng băng sữa đã vắt, hút ra, bạn có thể sử dụng túi nhựa được thiết kế đặc biệt để lưu trữ sữa mẹ. Nhiệt độ của tủ đông nên ở khoảng -17 độ C. Một lần nữa, hãy cất nó ở phía sau tủ đông, cách xa cửa nhất, nếu có thể.

  • Để sữa trong ngăn đá bên trong tủ lạnh: 2 tuần
  • Để sữa trong tủ đông thông thường: 3 đến 6 tháng
  • Để sữa trong ngăn đá sâu: 6 đến 12 tháng

Trong túi cách nhiệt hoặc túi làm mátNếu bạn cần lưu trữ sữa mẹ khi bạn vắng nhà, một túi cách nhiệt với túi đá đông lạnh sẽ giữ sữa tươi trong 24 giờ. 

Sữa mẹ đã rã đông, đã đông lạnh trước đó: 

  • Nếu để sữa ở nhiệt độ phòng: 2 giờ
  • Nếu để sữa trong ngăn mát với túi đá bao quanh thùng chứa: 24 giờ
  • Nếu để sữa trong tủ lạnh: 24 giờ
  • Lưu ý: Không làm đông lạnh lại sữa mẹ đã rã đông.

2. Cách bảo quản sữa mẹ.

Muốn bảo quản sữa mẹ, trước tiên mẹ cần có đầy đủ các dụng cụ để trữ sữa, gồm:

  • Bình trữ sữa: Mẹ có thể trữ sữa vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa không gây độc. Trước khi đổ sữa vào bình mẹ cần vệ sinh và tiệt trùng bình sạch sẽ, khô ráo. Khi cho sữa vào bình trữ sữa cần để lại một khoảng trống chứ không nên đổ đầy.
  • Túi trữ sữa: Mẹ nên chọn loại túi trữ sữa không có BPA để đảm bảo an toàn. Khi cho sữa vào túi cũng không nên đổ đầy mà hãy để lại chút khoảng trống vì khi đông lại sữa dễ giãn nở.

3. Cách rã đông sữa

rã đông sữa mẹ đúng cách

Rã đông sữa mẹ đối với sữa mẹ để ngăn mát

  • Trước khi cho trẻ sử dụng, mẹ hãy lấy sữa từ ngăn mát tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm 40 độ cho tới khi đạt nhiệt độ phù hợp để trẻ ăn.
  • Không được sử dụng nước quá nóng để ngâm sữa vì sẽ làm mất vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ.
  • Không nên cấp đông lại sữa mẹ đã lấy ra khỏi tủ lạnh nên mẹ chỉ lấy đúng lượng sữa đủ dùng cho trẻ ở mỗi cữ bú.

Rã đông sữa mẹ đối với sữa trữ đông

  • Mẹ nên cho sữa trữ đông xuống ngăn mát trước khi sử dụng 1 ngày để rã đông sữa mẹ nhưng vẫn giữ nhiệt độ lạnh. Hoặc mẹ sử dụng một chậu nước đá lạnh để rã đông sữa đã được trữ đông.
  • Khi sữa đã chuyển từ dạng cứng sang dạng lỏng, chảy mềm hoàn toàn thì mẹ nhẹ nhàng lắc sữa để hòa trộn phần lớp váng sữa nhiều chất béo và phần nước sữa lại với nhau. Sau đó mới tiếp tục thay nước ấm nóng để ngâm sữa cho đến nhiệt độ thích hợp cho trẻ ăn.
  • Sau khi rã đông sữa mẹ bằng cách chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát, nếu thấy có hiện tượng kết tủa đám mây trắng đục thì sữa đã hỏng không dùng được. Còn nếu xuất hiện một lớp váng mỏng nổi trên mặt bình thì sữa vẫn sử dụng được, lớp váng mỏng này là chất béo cần thiết trong sữa mẹ, mẹ chỉ cần lắc nhẹ lớp màng đó sẽ hòa tan đều trong sữa trước khi cho trẻ ăn.

Lưu ý khi rã đông sữa mẹ

  • Không làm tan sữa mẹ trữ đông ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn có thể xâm nhập nếu làm tan sữa mẹ ở nhiệt động phòng, chỉ nên rã đông sữa ở ngăn mát tủ lạnh.
  • Không rã đông sữa mẹ bằng cách đun sữa hoặc sử dụng lò vi sóng
  • Nhiệt độ cao, sóng microwave, sóng điện từ sẽ phá hủy vitamin và kháng thể thiết yếu, làm sữa mẹ mất một phần chất đạm và các dinh dưỡng quý khác.
  • Không lắc mạnh bình sữa rã đông hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Sữa mẹ sẽ mất đi tính năng của kháng thể, protein bảo vệ cơ thể bé, mất đi một phần dinh dưỡng trong sữa nếu bị lắc mạnh hoặc bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Chỉ để sữa mẹ sau khi rã đông tối đa 4 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 24 giờ ở trong tủ lạnh. Nếu trẻ không sử dụng hết sữa rã đông trong 24h, mẹ có thể vứt bỏ sữa thừa.

4. Một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ bằng tủ lạnh, tủ đông

Để đạt được điều kiện bảo quản tốt nhất, người mẹ nên chú ý thực hiện những việc sau đây:

  • Sử dụng dụng cụ vắt sữa và túi đựng chuyên dụng có bán tại các cửa hàng.
  • Luôn rửa tay, vệ sinh dụng cụ lấy sữa sau mỗi lần sử dụng.
  • Dán băng keo trắng và ghi rõ thời gian vắt sữa để kiểm soát thời gian và chất lượng sữa.
  • Không trộn lẫn sữa mới vắt và sữa đang được bảo quản.
  • Không sử dụng sữa quá hạn bảo quản, sữa dư thừa hoặc đang sử dụng dở.
  • Trường hợp bị cúp điện kéo dài, hãy dùng thùng cách nhiệt có đá viên để trữ đông sữa mẹ. Sau đó lại chuyển sữa trở lại vào ngăn đá khi có điện.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục