googleb578e89369db4e48.html

Một số lưu ý khi bạn bị đau hông khi mang thai

09:42 - 08/09/2021 Lượt xem: 804 Tác giả: Thanh Nga

Thấu hiểu được những khó khăn, vất vả khi mang thai, đặc biệt là những cơn đau hông. Phòng khám 43 Nguyễn Khang sẽ cùng đồng hành với các mẹ tìm hiểu các thông tin liên quan tới chứng đau hông khi mang thai!

1. Nguyên nhân gây đau hông khi mang thai?

Có thể mẹ bầu thiếu canxi, nằm hoặc ngồi sai tư thế; làm việc quá sức, tập thể dục sai động tác…

Do thai nhi quá lớn gây chèn ép thần kinh hông khiến mẹ bị đau.

Các dây thần kinh này bắt đầu từ hông kéo dài đến chân. Nếu nó bị chèn ép, bạn không chỉ đau hông mà còn bị đau xuống mông và chân.

Những bà bầu bị chứng đau hông ở mức độ nặng thường là: 

– Người có tiền sử đau hông từ trước khi mang thai

– Người lao động chân tay nhiều

– Người tăng cân quá mức khi mang bầu

– Mang đa thai ( song thai , ba thai …)

2. Bà bầu nên làm gì để thoát khỏi tình trạng đau hông?

    •  Nghỉ ngơi

Cách phổ biến nhất để giảm đau lưng trước mắt là nằm xuống để nghỉ ngơi. Hãy nằm thẳng chân và thật thoải mái. 

Bà bầu công sở thường xuyên phải ngồi nhiều, nên sử dụng một chiếc gối tròn có trống ở giữa để dựa sau lưng.

Đối với mẹ bầu hay phải đứng, đừng đứng bằng hai chân mà hãy dồn trọng tâm lên một chân rồi thay đổi liên tục khi mỏi.

    • Lưu ý khi chọn giày dép

Không nên mang giày cao gót khi mang thai để hạn chế đau hông

đau hông khi mang thai, phòng khám 43 Nguyễn Khang

Mang giày, dép quá chật là một trong những nguyên nhân khiến viêm sưng kẽ chân, xuất hiện những vết sần (hoặc chai) chân… Không những thế, độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, đặc biệt là vùng xương chậu. Ví dụ điển hình nhất là những đôi giày cao gót khiến cơ thể mất cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi và xuất hiện những cơn đau vùng hông, vùng khớp háng. Hơn nữa, giày cao gót còn đặc biệt nguy hiểm nếu bạn chẳng may bị trẹo chân, ngã.

Nên chọn cho mình những đôi giày dép thấp, đế bằng phù hợp với kích thước chân. Khi ngồi trong phòng làm việc hoặc ở nhà, bạn có thể tháo bỏ giày, dép để đôi chân được thư giãn. 

    • Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục giúp bạn kiểm soát trọng lượng và giảm thiểu chứng phù nề, tránh được áp lực ,những cơn đau lên vùng xương chậu.

Tập Yoga cũng mang lại kết quả tốt. Ngoài ra, các mẹ có thể tham gia vào các lớp học tiền sản. Những động tác massage ở lớp học này có tác dụng giảm cơn đau lưng dưới, đau xương chậu và đau hông.

Bạn nên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối. Đi bộ giúp lưu thông huyết mạch, thư giãn và giảm thiểu những cơn đau cho cơ thể.

    • Thay đổi tư thế khi ngủ

Việc thay đổi tư tế ngủ cũng khiến các cơn đau hông được xoa dịu. Bởi vì khi bạn đổi tư thế ngủ, em bé trong bụng cũng luân phiên thay đổi vị trí theo. Điều này sẽ tránh được sức ép quá lớn của thai nhi lên vùng xương chậu và khiến bạn thoải mái hơn, dù là trong thời gian ngắn.

Những chiếc gối nhỏ kê vùng hông khi ngủ cũng mang lại nhiều lợi ích cho bạn, nên tránh kiểu ngủ sấp

Khi cơn đau xuất hiện, thai phụ nên nằm nghiêng để giảm sức ép lên lưng và hông. Nên nằm nghiêng về phần hông không bị đau, ví dụ, nếu cơn đau xuất phát ở hông bên phải, bạn hãy nằm nghiêng ở bên trái.

3. Bị đau hông khi mang bầu nên lưu ý điều gì?

  • Nếu những cơn đau thường xuyên xuất hiện vào cuối ngày hoặc khi mệt mỏi, bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi. 
  • Bạn không nên có những động tác cúi hoặc gập người quá mức, tuyệt đối không mang (vác) những vật nặng, hạn chế những tác động xấu bên ngoài gây tổn thương lên vùng bụng, vùng hông…
  • Có thể dùng gạc ấm chườm vào vùng lưng dưới bị đau hoặc tắm nước ấm. 
  • Khi nằm, hãy kê gối dưới khuỷu tay hoặc kẹp một chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối của bạn.
  • Tập các bài thể dục giảm đau hông từ chuyên gia cũng rất có ích cho thai phụ.
  • Có thể sử dụng đai nâng bụng bầu để nâng đỡ bụng bầu.
  • Trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng thuốc giảm đau.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các chị em có thêm kiến thức và hiểu biết về vấn đề đau hông để tự khắc phục tình trạng của mình, tạo cảm giác an toàn và thoải mái hơn trong thời gian mang thai vất vả. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?