googleb578e89369db4e48.html

Một số nguyên nhân gây giãn thận ở thai nhi

07:11 - 08/01/2021 Lượt xem: 534

Giãn thận ở thai nhi là dấu hiệu bất thường hay gặp nhất khi siêu âm chẩn đoán trước sinh. Có nhiều nguyên nhân gây giãn bể thận ở thai nhi; nhưng đa số là không có nguyên nhân cụ thể.

1. Giãn bể thận ở thai nhi là gì?

Giãn bể thận thai nhi hay còn gọi là thận ứ nước một hoặc hai bên xảy ra khoảng 1% số thai nhi (thai nhi nam nhiều hơn nữ). Siêu âm đường kính trước, đường kính sau bể thận thai nhi và tùy vào tuổi thai để chẩn đoán giãn bể thận.

  • Giữa 15-20 tuần: ≥ 4mm.
  • Giữa 20-30 tuần: ≥ 5mm.
  • Trên 30 tuần : ≥ 7mm.

Với thai trên 20 tuần, đường kính trước sau bể thận ≥ 10mm được gọi là thận ứ nước; khi đó cần khảo sát có giãn các đài thận hay không.

2. Nguyên nhân giãn bể thận ở thai nhi

  • Giãn thận sinh lý

Tình trạng giãn thận chỉ là thoáng qua tại thời điểm siêu âm. Đa số các trường hợp giãn thận phát hiện từ thời kỳ bào thai là thuộc trường hợp này. Tình trạng giãn sẽ không tăng thêm hoặc dần cải thiện qua thời gian; có thể đến một vài năm sau khi trẻ sinh ra.

  • Giãn thận do tắc nghẽn niệu quản

Thông thường có 2 vị trí có thể tắc nghẽn trên đường tiết niệu: Vị trí thường gặp nhất là ở vị trí nối giữa bể thận và niệu quản.

  • Tắc nghẽn niệu đạo

Tắc nghẽn niệu đạo lâu ngày sẽ làm bàng quang căng, không co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài được, lâu dần ảnh hưởng đến niệu quản và bể thận của thai nhi.

  • Thận – niệu quản đôi

Thông thường mỗi người chỉ có 1 thận, 1 niệu quản ở 1 bên cơ thể. Tuy nhiên, có khoảng 1% trong số tất cả mọi người có nhiều hơn 1 niệu quản xuất phát từ thận; trường hợp này gọi là thận – niệu quản đôi. Hầu hết đều không có triệu chứng gì và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tuy nhiên tắc nghẽn của niệu quản và thận phụ, thông thường ở phía trên thận chính có thể gặp ở 1/5000 trẻ. Siêu âm chẩn đoán trước sinh có thể thấy hình ảnh giãn 1 phần thận. Niệu quản phụ này thường bị tắc ở vị trí đổ lạc chỗ vào bàng quang; gây nên hình ảnh giãn niệu quản ngoằn ngoèo và túi phình chèn vào trong lòng bàng quang.

  • Thận đa nang

Thận đa nang có nguyên nhân là do sự tắc nghẽn hoàn toàn của niệu quản từ thời kỳ bào thai; thận đa nang không thể bài tiết nước tiểu và không phát triển bình thường. Thông thường chỉ gặp ở 1 bên thận, và thận bên kia thường phát triển mạnh để bù trừ nên chức năng thận tổng thể vẫn hoàn toàn bình thường.

  • Trào ngược bàng quang – niệu quản

Tình trạng này gặp ở 5 – 25% số trường hợp phát hiện giãn thận trước sinh, trào ngược bàng quang niệu quản là tình trạng nước tiểu có thể đi từ bàng quang lên niệu quản do mất cơ chế chống trào ngược của vị trí đổ của niệu quản vào bàng quang. Sự trào ngược kéo dài có thể làm giãn niệu quản, bể thận và làm cho trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, cần phải dùng kháng sinh dự phòng trong vòng 1 năm đầu đời.

Siêu âm thai là cách tốt nhất để phát hiện nguyên nhân giãn thận ở thai nhi. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai và khám phụ khoa uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn để theo dõi thai kỳ và kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Để đặt lịch khám, quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá điện tử đối với thai nhi
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?