googleb578e89369db4e48.html

Một số phương pháp cải thiện nước ối cho mẹ bầu bị thiếu ối

09:24 - 06/05/2021 Lượt xem: 650

Nước ối được tạo ra để bảo vệ cho em bé của bạn khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Nếu lượng nước ối giảm có thể gây ra chứng tràn dịch màng phổi, suy thai… Điều này cho thể gây ra rủi ro cho cả mẹ và bé. Vậy có phương pháp nào cải thiện nước ối cho mẹ bầu bị thiểu ối? Hãy cùng phòng khám tìm hiểu nhé.

1. Nguyên nhân mẹ bầu bị thiếu ối là gì?

Một số nguyên nhân điển hình khiến cho mẹ bầu bị thiểu ối gồm:

  • Do rỉ ối kéo dài mà không phát hiện kịp thời.
  • Nhau thai gặp vấn đề, không cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi thì bé sẽ giảm khả năng bài tiết nước tiểu.
  • Mẹ bầu uống ít nước hoặc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết trong quá trình mang thai.
  • Thai nhi có vấn đề về hệ niệu, không thể duy trì cơ chế nuốt nước ối – đi tiểu như bình thường, làm quá trình tái tạo nước ối bị gián đoạn.
  • Mẹ bầu mắc các biến chứng như cao huyết áp, bệnh tiểu đường thai kỳ, tiêu chảy, tiền sản giật,…
  • Thai quá ngày, thai già tháng khiến lượng nước ối bị hao hụt.
  • Thai phụ mang song thai, đa thai hoặc đang dùng thuốc tân dược liều cao để trị bệnh cũng có thể gây ra tình trạng thiếu ối.

2. Vai trò của nước ối 

Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ối là giữ cho em bé an toàn trong bụng mẹ bằng bao bọc và che chắn xung quanh. Bên cạnh đó, nước ối cũng có các chức năng khác gồm:

  • Bảo vệ thai nhi chống lại những chân thương cơ học.
  • Cung cấp 1 môi trường ấm áp ổn định.
  • Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi trong giai đoạn đầu.
  • Cho phép thai nhi phát triển co duỗi dễ dàng.
  • Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Cho phép hệ hô hấp, tiêu hóa, cơ xương phát triển 1 cách bình thường.

3. Một số phương pháp cải thiện nước ối cho thai nhi

Tăng lượng nước ối bằng phương pháp y học

Hiểu rằng việc điều trị dựa trên khoảng thời gian bạn đang mang thai. Các khuyến cáo và phương pháp của bác sĩ đưa ra cần phải dựa trên khoảng thời gian bạn đang mang thai. Nói chung, các bác sĩ sẽ đề nghị một trong số những phương pháp điều trị dưới đây.

  • Nếu thai kỳ chưa đủ tuần tuổi, bác sĩ sẽ giám sát bạn và lượng ối chặt chẽ. Các cuộc kiểm tra có thể được thực hiện để theo dõi hoạt động của em bé. Bác sĩ cũng có thể đề nghị một trong số các phương pháp điều trị y khoa bên dưới.
  • Nếu em bé gần đủ tháng, bác sĩ có thể đề nghỉ bạn sinh con bằng phương pháp mổ đẻ vì lượng nước ối thấp ngay gần ngày sinh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tiêm thêm nước ối.

Trong quá trình này, bác sĩ sẽ tiêm lại nước ối bị giảm đi trở lại túi ối bằng kim tiêm. Cách này có thể cải thiện trình trạng của bạn vì nó sẽ làm tăng lượng ối trong tử cung. Thủ thuật này rất giống kỹ thuật chọc nang (phương pháp kiểm tra mức nước ối); ngoại trừ việc rút nước ối ra, bác sĩ sẽ tiêm nước ối vào trong.

Thủ tục này thường được sử dụng trong điều trị ngắn hạn vì mức nước ối có khuynh hướng giảm trở lại sau vài tuần. Tuy nhiên, bác sĩ chọn sử dụng phương pháp này vì nó giúp họ tìm ra nguyên nhân gây ra mức ối thấp.

Tiêm tĩnh mạch. 

Một số phụ nữ mang thai được nhập viện để điều trị bổ sung tĩnh mạch nếu các cách thức bù nước không thể làm tăng lượng nước ối.

Sử dụng ống thông để tăng lượng nước ối. 

Bác sĩ sẽ dùng dùng dịch Lactated Ringer’s hoặc dung dịch muối thông thường vào túi ối bằng ống thông. Cách này giúp tăng lượng nước ối quanh em bé và cấp thêm đệm cho em bé và dây rốn. Lượng nước muối được tiêm sẽ phụ thuộc vào mức độ thiếu ối của mẹ.

Phương pháp tăng nước ối tại nhà

Khi bị thiếu nước ối, mẹ cần làm gì để tăng lượng ối. Ngoài các biện pháp y tế được thực hiện với bác sĩ chuyên khoa; mẹ bầu cũng có thể áp dụng những phương pháp giúp tăng nước ôi cho bà bầu.

  • Uống nhiều nước:

Để tăng lượng nước ối của mẹ bầu thì việc đảm bảo cơ thể luôn đủ nước là điều rất quan trọng. Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống ít nhất 8-10 ly nước ngày tương đương với 2- 2,5 lít nước. Ngoài ra, mẹ bầu cần nhớ nên uống nước cả ngày và không nên chờ đến khi khát mới uống, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ.

Một số phương pháp cải thiện nước ối cho mẹ bầu thiểu ối

Uống nước dừa 2-3 lần/1 tuần bắt đầu từ tháng 4 cũng là cách để mẹ bổ sung dinh dưỡng cho nước ối. Vì đây là loại nước nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung nước cho ối bằng nhiều loại trái cây khác như nước mía, cam, ổi, cóc,…

  • Chế độ dinh dưỡng:

Một chế độ ăn uống điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai sẽ cung cấp đủ chất cho thai nhi thông qua nước ối. Đặc biệt, ở những tháng cuối thai kỳ, bé thường xuyên nuốt và cảm nhận được vị của nước ối nên một chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ sẽ giúp vị giác của bé tốt hơn.

  • Không sử dụng các thực phẩm làm mất nước:

Các loại đồ uống lợi tiểu như trà râu ngô, cà phê,… vô tình sẽ làm mẹ bị mất nước; dẫn tới nguy cơ thiếu nước ối cao. Ngoài ra, tuyệt đối không được uống rượu bởi loại đồ uống này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thần kinh của bé; làm cơ thể mẹ bầu bị mất nước và khiến lượng nước ối cũng bị giảm đi.

  • Tư thế ngủ thích hợp:

Khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, bạn nên nằm nghiêm về hướng bên trái. Vì ở tử thế này, máu của mẹ bầu sẽ lưu thông tốt hơn qua các mạch máu tử cung và tạo điều kiện cho hệ tuần hoàn của thai như được chảy với tốt độ bình thường, phần nào cải thiện được nước ối. Điều này cũng sẽ giúp lượng nước ối của mẹ dần được cải thiện.

  • Luyện tập thể thao:

Các mẹ bầu luôn được khuyến khích luyện tập thể dục thể thao và đặc biệt là những mẹ bị thiếu nước ối. Theo đó, những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu trong tử cung, nhau thai. Đây cũng là làm cách tăng chỉ số chất lỏng trong bọc ối do thai nhi  đã đi tiểu ra. Chính vì thế, bà bầu nên tập luyện ít nhất 30-45 phút mỗi ngày với những bài tập như: bơi lội, đi bộ,…

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?