Một số thành phần thường gặp và tác dụng trong thuốc bổ tinh trùng

11:17 - 10/05/2023 Lượt xem: 356 Tác giả: Kim Ngân

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bổ tinh trùng khác nhau. Có tác dụng làm tăng chất lượng tinh trùng, tăng khả năng thụ thai trong các trường hợp vô sinh hiếm muộn. Dưới đây là một số thành phần thường gặp và tác dụng trong thuốc bổ tinh trùng.

1. Axit D-aspartic

Một số thành phần thường gặp và tác dụng trong thuốc bổ tinh trùng

Axit D-aspartic (D-AA) có công thức hóa học là HOOCCH(NH2)CH2COOH. Axit D-aspartic có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các axit amin khác, theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Mỹ), aspartic acid là tiền chất của rất nhiều loại amino axit khác như: Methionin, threonine, lysin, isoleucin,...

Khi chuyển đổi từ aspartic acid sang các loại amino axit trên, sẽ bắt đầu từ sự khử. Tiếp đến, aspartic acid sẽ thực hiện một số phản ứng amid hóa, hình thành nên các dạng axit amin cần thiết cho cơ thể con người. D-AA chủ yếu hiện diện trong các tuyến nhất định, chẳng hạn như tinh hoàn, cũng như trong tinh dịch và tế bào tinh trùng.

Các nghiên cứu cho rằng D-AA có liên quan đến khả năng sinh sản của nam giới. Trên thực tế, mức D-AA ở nam giới vô sinh thấp hơn đáng kể so với nam giới bình thường. Bổ sung D-AA có thể làm tăng mức độ testosterone, hormone sinh dục nam đóng vai trò thiết yếu trong khả năng sinh sản của nam giới.

2. Vitamin C

Các nghiên cứu y học cho thấy, vitamin C có vai trò quan trọng với sự hoạt động của xương, cơ bắp, mạch máu và các mô liên kết. Đặc biệt là vai trò chống oxy hóa quan trọng.

Nhiều bằng chứng cho thấy, căng thẳng ôxy hóa và mức ROS quá cao có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới. Bổ sung đủ chất chống ôxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, có thể giúp chống lại một số tác hại này.

3. Kẽm

Tình trạng hoặc thiếu kẽm thấp có liên quan đến mức testosterone thấp, chất lượng tinh trùng kém và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới. Bổ sung kẽm làm tăng mức độ testosterone và số lượng tinh trùng.

4. Folate

Folate là vitamin B có liên quan đến sức khỏe tinh trùng. Khi hàm lượng Folate thấp sẽ dẫn đến ADN của tinh trùng bị hư hại, mật độ tinh trùng và số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường.

5. Bổ sung vitamin D

Vitamin D có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam và nữ. Những người đàn ông thiếu vitamin D thường có mức testosterone thấp. Bổ sung vitamin D giúp cải thiện khả năng vận động của tinh trùng.

6. Vitamin B12

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của tinh trùng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vitamin B12 giúp cải thiện khả năng di động của tinh trùng, tăng số lượng tinh trùng và giảm tổn thương ADN của tinh trùng.

7. Vitamin E

Cùng với các chất chống oxy hóa khác, vitamin E có thể giúp cải thiện chất lượng tinh trùng. Vitamin E có đặc tính chống ôxy hóa bảo vệ tinh trùng khỏi bị tổn thương.

8. Coenzyme Q10

Coenzyme Q10, còn được gọi là CoQ10, là một chất chống ôxy hóa mà tất cả các tế bào sống cần có để hoạt động. Bổ sung CoQ10 có thể làm tăng chất lượng tinh dịch ở những nam giới vô sinh.

Tình trạng vô sinh khá phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều nam giới. Nếu bạn đang gặp vấn đề về khả năng sinh sản, cần cải thiện sức khỏe của mình thì ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp để tăng testosterone và chất lượng tinh trùng bạn có thể bổ sung các thực phẩm hỗ trợ sinh sản để cải thiện tình trạng này.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ