Một số vấn đề hay gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ
14:51 - 05/03/2022 Lượt xem: 676 Tác giả: Thanh Nga
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Sữa mẹ giàu dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên mà không một loại dinh dưỡng nào có được. Vì vậy, nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên người mẹ cũng thường gặp một vài vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ như: đau rát núm vú, tắc tia sữa, nứt đầu ti… Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có hướng giải quyết hợp lý bạn nhé!
1. Đau rát ở núm vú
Núm vú được chi phối bởi mạng lưỡi thần kinh cảm giác phong phú, do vậy rất nhạy cảm với các kích thích sờ, áp lực. Khi đứa trẻ mút vú, nó đã tạo ra một lực kéo lớn và trong một thời gian dài lên hai đầu vú. Sau độ 6 hay 7 lần cho bú các đầu vú có thể bị đau mỗi khi trẻ mút vào núm vú. Đau tăng dần qua các lần cho bú trong 3,4 ngày sau đó dần dần quen đi. Đó là một hiện tượng bình thường, cần giải thích để người mẹ hiểu và kiên nhẫn. Trong nhiều trường hợp bị nhầm là nứt đầu vú. Người mẹ không cần làm gì đặc biệt, nếu có thì chỉ là xoa bóp hai đầu vú. Nguy cơ của hiện tượng này là người mẹ sợ mỗi khi cho con bú, có thể dẫn đến cương tức vú và sự chế tiết sữa kém đi. Tất cả các hiện tượng đó rơi vòng xoắn bệnh lý.
2. Tụt núm vú
Tụt núm vú không phải là chống chỉ định cho con bú vì khi bú đứa trẻ ngậm rộng ra cả quầng vú. Sau một số lần bú, sức mút của đứa trẻ có thể kéo hai núm vú ra một số cách hoàn hảo. Nếu vẫn thực sự còn khó khăn, người mẹ có thể giúp đứa trẻ bằng cách vắt ít sữa và kéo núm vú ra trước khi cho trẻ bú.
3. Vú tự chảy sữa khi không cho bú
Đây là hiện tượng hay gặp trong những tuần đầu tiên. Một vú tự chảy sữa khi trẻ đang bú vú bên kia, hai vú tự chảy khi mẹ nghe thấy tiếng trẻ khóc hay không có nguyên nhân. Không cần phải xử trí đặc biệt, chỉ cần đặt một miếng bông vào đầu vú để thấm sữa chảy ra và thay ngay mỗi khi bị thấm ướt.
4. Ít sữa
Ít sữa nguyên phát hay không có hiện tượng xuống sữa là hiếm gặp. Nó thường gặp trong trường hợp có thương tổn vùng dưới đồi, tuyến yên, Không nên nhầm với những trường hợp xuống sữa ít do cho con bú chậm hay không muốn cho con bú.
Ít sữa thứ phát sau khi đã có sữa bình thường rất hay gặp. Nó liên quan tới sự mệt mỏi của mẹ, bị xúc động(con ốm), thay đổi nhịp điệu sống như đổi chỗ ở, đi làm.. ít sữa thứ phát thường không kéo dài nếu người mẹ không vội vàng chuyển cho con bú bình. Bú bình dễ làm cho trẻ mất đi thói quen bú mẹ và mất phản xạ kích thích tạo sữa.
Vậy nên:
- Người mẹ hãy cho con bú nhiều hơn, hạn chế đến mức tối đa số lần cho bú bình
- Sau khi cho bú, vắt sạch vú để kích thích tạo ra sữa mới
- Người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước, nước hoa quả, sữa.
5. Nứt đầu vú
Hay xảy ra trong hai tuần đầu khi mới cho con bú. Khoảng 25% số phụ nữ cho con bú bị nứt đầu vú. Yếu tố thuận lợi là trẻ bú kéo dài, mặc áo lót bằng chất liệu nilon.
Biểu hiện của nứt đầu vú:
- Đầu vú đau khi trẻ bú
- Đầu vú có những vết nứt, vết rạn nhỏ trên bề mặt
- Cuối cùng có thể thấy có những vết loét ở núm đầu vú hay ở chân núm vú. Toàn bộ núm vú bị đỏ rực, chảy máu mỗi khi cho trẻ bú.
Điều trị:
- Để hở vú tiếp xúc với không khí, nếu có thể được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Bôi các mỡ có chứa vitamin A và E, bôi dung dịch eosin 1%
- Tạm ngừng cho trẻ bú bên bị đau trong 6-12 giờ và vắt bằng tay, không nên dùng ống hút sữa, trong khi vẫn tiếp tục cho bú bên kia.
- Nếu thương tổn không đỡ, cần phải tìm nguyên nhân do nấm gây tưa miệng ở trẻ. Nếu có phải điều trị cho cả mẹ và con.
6. Cương vú
Cương vú có thể gặp bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% phụ nữ cho con bú bị cương vú. Các yếu tố thuận lợi là trẻ bú ít, bú yếu, người mẹ bị đau khi cho trẻ bú, bị nứt đầu vú, khi người mẹ cai sữa.
Biểu hiện lâm sàng là toàn bộ vú cương, căng tức, đau, đôi khi bị sốt.
Điều trị bằng cách xoa bóp, chườm nóng vú, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Có thể chỉ định dùng oxytoxin tiêm bắp. Phải điều trị thật tốt cương vú để tránh viêm bạch mạch vú và áp xe vú.
7. Tắc tia sữa
8. Áp xe vú
Đây là biến chứng nặng nề nhất, là hậu quả của viêm ống dẫn sữa không được điều trị tốt. Người bệnh sốt cao, vú có vùn sung, nóng, đỏ, đau. Điều trị bằng cách chích dẫn lưu mủ. Trong thời gian áp xe không cho con bú mà phải vắt sữa bỏ đi.
Trên đây là một vài vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ và cách xử lí với từng trường hợp. Hy vọng sẽ giải đáp được một phần thắc mắc của các bạn.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.