Mũ chụp cổ tử cung là gì và sử dụng như thế nào?

06:37 - 15/01/2021 Lượt xem: 691

Mũ chụp cổ tử cung hay mũ cổ tử cung (cervical cap) là một cốc hình vòm được làm từ cao su silicone không gây dị ứng. Nó hoạt động như một rào cản ngăn tinh trùng không xâm nhập vào tử cung. 1. Mũ chụp cổ tử cung là gì? Mũ chụp cổ tử […]

Mũ chụp cổ tử cung hay mũ cổ tử cung (cervical cap) là một cốc hình vòm được làm từ cao su silicone không gây dị ứng. Nó hoạt động như một rào cản ngăn tinh trùng không xâm nhập vào tử cung.

1. Mũ chụp cổ tử cung là gì?

Mũ chụp cổ tử cung hay mũ cổ tử cung (cervical cap) là một cốc hình vòm được làm từ cao su silicone không gây dị ứng. Mũ được chụp lên cổ tử cung và giữ nguyên vị trí nhờ lực hút. Nó hoạt động như một rào cản ngăn tinh trùng không xâm nhập vào tử cung. Mũ chụp cổ tử cung được khuyên nên dùng kèm với chất diệt tinh trùng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn đo và chọn kích thước mũ. ” Chiếc mũ” này không có tác dụng phòng bệnh lây qua đường tình dục, bao gồm cả HIV.

2. Lợi ích, nguy cơ và tác dụng phụ của mũ chụp cổ tử cung?

Lợi ích

      • Không ảnh hưởng đến nội tiết tự nhiên của phụ nữ
      • Không ảnh hưởng đến nguồn sữa trong thời gian cho con bú
      • Bạn có thể đặt mũ chụp lên đến 40 giờ trước khi quan hệ tình dục.

Nguy cơ và tác dụng phụ

      • Chất diệt tinh trùng trong mũ chụp CTC có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình. Do đó chỉ nên sử dụng mũ khi bạn chỉ có 1 bạn tình và cả hai đều có nguy cơ nhiễm HIV thấp.
      • Có thể gây kích ứng hoặc mùi khó chịu.
      • Để tránh gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và hội chứng sốc nhiễm độc, không nên sử dụng mũ chụp CTC khi đang hành kinh.

3. Dùng mũ chụp cổ tử cung có hiệu quả không?

DÙng mũ chụp cổ tử cung có hiệu quả không?

Tính hiệu quả của mũ cổ tử cung phụ thuộc vào việc liệu bạn có sử dụng mũ một cách chính xác và bạn đã từng mang thai hay chưa.

Theo Plazed Parenthood, phụ nữ chưa bao giờ mang thai có tỷ lệ thất bại khi sử dụng mũ tránh thai là 14%. Điều này có nghĩa là cứ 100 người sử dụng thì sẽ có 14 người có khả năng thụ thai.

Tỷ lệ thất bại này tăng lên 29% đối với những phụ nữ đã có con và thực hiện phương pháp sinh thường qua âm đạo. Sự khác biệt này là do âm đạo và cổ tử cung bị kéo giãn do sinh thường qua âm đạo làm mũ tránh thai không còn vừa khít với cổ tử cung.

Bạn cũng cần đặt mũ tránh thai chính xác theo hướng dẫn để ngừa thai hiệu quả. Bạn có thể mang thai nếu mũ bị trật khỏi cổ tử cung khi quan hệ, không sử dụng chất diệt tinh trùng và tháo mũ cổ tử cung trong vòng 6 giờ sau khi quan hệ.

4. Cách sử dụng như thế nào?

Mũ chụp cổ tử cung phải được đặt giữ nguyên vị trí trong 6 giờ sau khi quan hệ nhưng không được quá tổng 48 giờ. Nếu quan hệ nhiều hơn một lần trong khung thời gian này, bạn không cần phải bôi lại chất diệt tinh trùng.

Kích cỡ của mũ thường sẽ được chọn lại sau khi sinh hoặc tăng giảm cân. Mũ chụp cổ tử cung ít hiệu quả hơn ở những phụ nữ đã sinh con. Bạn nên đợi 6 tuần sau khi sinh để sử dụng phương pháp này, cho đến khi tử cung và cổ tử cung trở lại kích thước bình thường.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ