googleb578e89369db4e48.html

Nếu ăn uống đầy đủ có cần bổ sung vitamin tổng hợp không?

06:47 - 16/04/2020 Lượt xem: 658

Bà bầu có cần phải uống bổ sung vitamin trong thai kỳ nếu duy trì được một chế độ ăn uống đa dạng? Đó là câu hỏi mà chị em luôn băn khoăn không biết phải thế nào? 1. Vai trò của vitamin đối với phụ nữ có thai Vitamin có vai trò đặc biệt quan […]

Bà bầu có cần phải uống bổ sung vitamin trong thai kỳ nếu duy trì được một chế độ ăn uống đa dạng? Đó là câu hỏi mà chị em luôn băn khoăn không biết phải thế nào?

1. Vai trò của vitamin đối với phụ nữ có thai

Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là đối với bà bầu như:

    • Hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện bộ não thai nhi
    • Phòng chống các dị tật bẩm sinh thường gặp ở thai nhi.
    • Phòng chống các bệnh lý thường gặp của phụ nữ mang thai.
    • Ngăn ngừa các biến chứng sau khi sinh của phụ nữ.

Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin tăng cao so với bình thường nên cần chú ý bổ sung để cả mẹ và con đều khỏe. Các loại vitamin và các chất như kẽm, sắt, canxi được cơ thể hấp thu theo 2 con đường là: thực phẩm và dùng viên bổ sung.

2. Sự cần thiết của vitamin đối với thai phụ

Ngay cả với những phụ nữ thực hiện một chế độ ăn uống “hoàn hảo” khi mang thai thì vẫn có thể thiếu hụt một số chất cần thiết như sắt hay axit folic. Axit folic cần thiết trong sự phân chia tế bào, ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và thiểu não. Người mẹ nên hỏi bác sĩ để bắt đầu bổ sung axit folic khoảng 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu tiên.

Nếu ăn uống đầy đủ bà bầu có cần bổ sung vitamin tổng hợp không?

Người mẹ cần nhiều sắt hơn trong thời kỳ mang thai vì lượng máu để nuôi dưỡng bào thai sẽ tăng lên. Sắt là một thành phần thiết yếu của hemoglobin (chất vận chuyển ôxy trong máu) của bạn. Nếu chế độ ăn uống của bạn không bao gồm đủ các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, rau lá xanh, cơ thể bạn sẽ phải dùng đến lượng sắt được dự trữ trong xương tủy người mẹ và cơ thể mẹ sẽ thiếu sắt để cung cấp cho chính mình và cho con. Một khi sắt bị thiếu thì sẽ dẫn tới thiếu máu. Đặc biệt, sắt rất cần thiết trong 3 tháng cuối của thai kỳ, khi bào thai đã lớn.

3. Vitamin tổng hợp tốt nhưng không nên lạm dụng

Hầu hết các vitamin do thức ăn cung cấp, cơ thể không tự tổng hợp được. Cơ thể cần một lượng rất nhỏ vitamin, nhưng không thể thiếu các chất này.

Ở người đang mang thai hoặc cho con bú, nhu cầu vitamin cũng tăng cao so với lúc bình thường.

Vitamin có trong tất cả các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa và nhất là trong các loại rau, củ,quả tươi. Tuy nhiên, số lượng mỗi loại quả nhiều ít khác nhau tùy theo loại thực phẩm.

Vitamin A có nhiều ở các loại dầu mỡ động vật như dầu gan cá, bơ, cám, lòng đỏ trứng. Trong một số loại củ quả có màu đỏ (gấc, cà rốt) và các loại rau màu xanh thẫm (rau ngót, rau bí) đều có tiền vitamin A (caroten). Khi vào cơ thể, dưới tác dụng của các men ở gan, chất này sẽ biến thành vitamin A.

Vitamin B1 có nhiều trong men bia, cám gạo, đậu tương…

Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, quýt, bưởi, cà chua, bắp cải…

Nếu ăn uống đầy đủ bà bầu có cần bổ sung vitamin tổng hợp không?

Nếu ăn uống đầy đủ các lọai vitamin thì không cần uống thêm bất cứ loại vitamin nào nữa.

Trường hợp bà mẹ không ăn được nhiều thực phẩm đa dạng hoặc ở những vùng, những thời gian ít có rau quả tươi thì có thể uống thêm một số loại vitamin, tốt nhất là dùng loại polyvitamin (đa sinh tố). Chỉ nên uống mỗi ngày một viên là đủ. Với loại vitamin tan trong dầu (như vitamin A, E, D), nếu dùng quá mức sẽ được lưu giữ lại trong các tổ chức mỡ và có thể gây ngộ độc.

4. Dấu hiệu thai phụ bị thừa vitamin

Thừa vitamin D: 

Các dấu hiệu phổ biến là đau đầu, mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, các cơ bắp trở nên yếu ớt… Dùng vitamin D quá liều còn làm chậm quá trình hình thành thể chất và trí tuệ ở bé.

 Thừa vitamin E:

Triệu chứng là đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, dễ bị thâm tím, chảy máu và cơ bắp yếu ớt (không nên dùng quá 15 mg vitamin E mỗi ngày).

Thừa vitamin A:

Các triệu chứng bao gồm đau đầu, nôn và buồn nôn, da bị bong tróc. Mắt mờ và đau phía trước đầu cũng là dấu hiệu thường thấy khi thai phụ sử dụng vitamin A quá liều (quá 3.500 IU mỗi ngày).

 Thừa vitamin B và folate:

Quá liều vitamin B2 khiến nước tiểu có màu vàng cam sậm; quá liều vitamin B1 (quá 1,5 mg mỗi ngày) sẽ xuất hiện triệu chứng như: nhịp tim nhanh, hạn đường huyết, đau đầu; quá liều vitamin B3 (hơn 1,8 mg mỗi ngày) khiến da ngứa ngáy; thai phụ dễ hắt hơi, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn; quá nhiều folate (quá 1000 mg mỗi ngày) có thể ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương của bào thai.

 Thừa vitamin C: 

Quá 2 gam vitamin C mỗi ngày dễ gây tiêu chảy, khó chịu trong dạ dày. Nếu không có chỉ định đặc biệt của bác sĩ là bạn nên bổ sung vitamin C trong các loại hoa quả và thực phẩm như trong cam, quýt, bưởi, cà chua, bắp cải…

 Thừa sắt:

Triệu chứng sớm khi dùng quá nhiều sắt là tiêu chảy (có thể đi tiêu ra máu), sốt, buồn nôn, đau bụng. Dấu hiệu ngộ độc sắt thường xuất hiện khoảng hơn 60 phút sau khi thai phụ dùng sắt quá liều. Trường hợp này, thai phụ cần được đi khám nhanh chóng.

Nếu ăn uống đầy đủ bà bầu có cần bổ sung vitamin tổng hợp không?

Thừa canxi:

Sử dụng nhiều canxi sẽ gây nên chứng táo bón nghiêm trọng, khô miệng, đau đầu, tăng dấu hiệu bị khát, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, yếu ớt.

Nhìn chung, các loại vitamin bổ sung cho bà bầu rất an toàn. Tuy nhiên, bạn cần phải dùng theo sự chỉ dẫn, không nên lạm dụng để tránh trường hợp bị thừa vitamin. VTM bổ sung có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn… cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể chuyển sang dùng vitamin dạng lỏng hay dạng nhai để thấy dễ chịu hơn.

5. Những lưu ý về chế độ ăn và sinh hoạt khi mang thai

    • Chế độ ăn cần đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt chú ý ăn nhiều rau của quả để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
    • Tránh các loại thực phẩm có tính kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, dấm
    • Nên chọn các loại thực phẩm tươi, sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Nếu bị thai nghén nên chia nhỏ bữa ăn và rải đều trong ngày. Tránh các thực phẩm nặng mùi.
    • Phụ nữ mang thai không được làm việc quá sức, chỉ nên làm nhẹ nhàng, vừa phải. Các tháng cuối của thai kỳ cần nghỉ ngơi để giúp con tăng cân và mẹ có sức cho quá trình chuyển dạ.
    • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng.
    • Giữ môi trường sống trong lành, thoáng mát, tránh xa khói bụi, thuốc lá.
    • Đi khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế. Tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc-xin để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Để được tư vấn kĩ hơn về chế độ dinh dưỡng cũng như dùng thuốc trong quá trình mang thai. Các mẹ có thể liên hệ tới Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?