googleb578e89369db4e48.html

Ngày dự sinh có chính xác không? Cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất

07:35 - 20/09/2020 Lượt xem: 1533

Tính ngày dự kiến sinh là việc làm cần thiết và quan trọng trong những lần khám thai đầu tiên và đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để bác sĩ có thể theo dõi được tốc độ phát triển của thai. Cũng như tính tuổi thai được chính xác nhất. Và làm thế […]

Tính ngày dự kiến sinh là việc làm cần thiết và quan trọng trong những lần khám thai đầu tiên và đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để bác sĩ có thể theo dõi được tốc độ phát triển của thai. Cũng như tính tuổi thai được chính xác nhất. Và làm thế nào để tính ngày dự kiến sinh chuẩn nhất? Mẹ bầu hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu nhé!

1. Ngày dự sinh có chính xác không?

Trên lý thuyết, thời gian mang thai của người phụ nữ là 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên trên thực tế, con số này không hoàn toàn chính xác với tất cả thai phụ. Nguyên nhân là do thai kỳ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến như thời gian trưởng thành của thai nhi; thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người mẹ… Chính vì vậy, kết quả tính ngày dự sinh của từng người cũng không giống nhau. Hơn nữa, ngày dự kiến sinh của mẹ hoàn toàn có thể thay đổi và không duy trì cố định trong suốt thai kỳ.

Tính ngày dự sinh chuẩn nhất được xem là việc ước đoán ngày thai nhi được khoảng 40 tuần tuổi một cách gần chính xác nhất; không nhất thiết đó phải là ngày em bé chào đời mới gọi là bình thường. Thống kê cho thấy, mặc dù được bác sĩ tính ngày dự sinh chính xác, nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 1/20 bà bầu sinh đúng ngày này; số còn lại em bé chào đời sớm hơn hoặc trễ hơn trong vòng 1 – 2 tuần.

Tuy nhiên, việc biết được cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất sẽ giúp các bà bầu trước mắt có được một cột mốc cụ thể; chuẩn bị tâm lý tốt hơn để chào đón con yêu khi thai đủ tháng để sinh.

2. Những cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất

Tính theo chu kỳ kinh nguyệt

Tính dự kiến sinh theo chu kỳ kinh nguyệt

Mẹ bầu có thể đếm dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, với cách tính: Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng làm mốc, cộng thêm 7 ngày, rồi cộng thêm 9 tháng sẽ ra ngày dự kiến sinh. Ví dụ, ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 21.02.2020; thì ngày dự sinh là ngày 21+7, tháng 2+9, tức ngày 28.11.2020.

Theo cách này, tuổi thai được tính dựa trên việc xác định ngày rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, thường không ai có thể biết chính xác ngày rụng trứng của bản thân, cũng như thời điểm thụ thai, chỉ có ngày kinh là thông tin chính xác nhất, nên y học chọn ngày này để tính thời điểm em bé ra đời. Cách tính ngày dự sinh này có chuẩn không tùy thuộc nhiều vào chu kỳ kinh của người phụ nữ. Do đó, phương pháp này áp dụng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh đều đặn 28 ngày, và nhớ đúng ngày kinh cuối cùng của mình. Không thể áp dụng cho những người đang có chu kỳ kinh không đều; rối loạn kinh nguyệt; nhớ không chính xác ngày bắt đầu hành kinh.

Tính theo siêu âm

tính dự kiến sinh theo siêu âm

Phụ nữ mang thai có thể tính ngày dự sinh chuẩn dựa vào siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ. Theo đó, bác sĩ siêu âm tiến hành đo đạc kích thước thai nhi; ước đoán tuổi thai hiện tại bao nhiêu tuần. Từ đó tính ngày tròn 40 tuần làm ngày dự sinh.

Cách này không cần dựa vào ngày mất kinh hay thời điểm thụ thai. Mà dựa vào số đo về chiều dài của phôi thai, đường kính túi ối để xác định. Ngày dự sinh thường được xác định chuẩn nhất dựa vào tuần thai 12 tuần +/-7 ngày.

Đối với thai sau hỗ trợ sinh sản, bác sĩ sẽ tính tuổi thai và ngày dự sinh dựa vào ngày chọc hút trứng; ngày chuyển phôi hoặc ngày bơm tinh trùng.

Ngoài ra, hiện nay, có rất nhiều phần mềm, ứng dụng và trang web giúp phụ nữ mang thai tính được ngày sinh một cách thuận tiện và chính xác nhất. Thai phụ chỉ cần nhập đầy đủ những thông tin cần thiết (ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, tuổi thai hoặc ngày thực hiện siêu âm).

3. Những lưu ý cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.

Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.

Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.

Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.

Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo; thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.

Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang hay còn được gọi là “Phòng khám bác sĩ Vĩ” là địa chỉ khám thai uy tín, tin cậy. Với việc đưa ra ngày dự kiến sinh chính xác, và quản lý thai chặt chẽ. Phòng khám đã được nhiều mẹ bầu lựa chọn để yên tâm theo dõi thai kỳ. Để đặt lịch khám thai tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0324.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?