Ngôi thai có quyết định sinh thường hay sinh mổ không ?
03:25 - 09/01/2021 Lượt xem: 366
Ngôi thai là vị trí, tư thế nằm của bé trong bụng mẹ, ngôi thai là đặc điểm quyết định cho việc mẹ nên sinh mổ hay sinh thường. 1. Ngôi thai là gì ? Ngôi thai là phần trình diện của thai nhi trước eo trên để thai sẽ lọt trong quá trình chuyển […]
Ngôi thai là vị trí, tư thế nằm của bé trong bụng mẹ, ngôi thai là đặc điểm quyết định cho việc mẹ nên sinh mổ hay sinh thường.
1. Ngôi thai là gì ?
- Ngôi đầu: đầu ở dưới – chui ra ngoài trước khi mẹ sanh.
- Ngôi mông: mông ở dưới, đầu ở trên. Tay chân cơ động hơn tính sau.
- Ngôi ngang: thai nằm ngang, đầu có thể ở bên phải hay bên trái tuỳ ý em bé.
2. Ngôi thai thuận
Ngôi thai thường gặp nhất là ngôi thai xuôi, tức là phần đầu sẽ quay xuống dưới ở phía cổ tử cung và phần chân sẽ hướng về phía trên, mẹ có thể cảm nhận ngôi thai này khi bé thường có hành động đạp vào phía trên hoặc hai bên của bụng mẹ.
Tư thế hoàn hảo nhất đó là đầu bé áp sát vào ngực và lọt qua khung chậu của mẹ phần gáy đi qua toàn bộ bề mặt xương chậu, sau đó xoay lại về phía bụng mẹ, thai nhi “ổn định vị trí” dưới khớp xương mu và chờ cơn chuyển dạ để ra ngoài.
Tuy nhiên khi ngôi thai thuận cũng có thể gặp phải những vấn đề rắc rối. Thường gặp nhất là đầu trẻ duỗi thẳng chứ không áp sát vào ngực. Khi chuyển dạ mặt hoặc trán của trẻ sẽ ea trước, rất dễ gây trấn thương cho mẹ và bé.
Ngôi trán và ngôi mặt được được xác định trong thời gian sinh, khi bác sĩ thăm khám âm đạo của người mẹ và có thể sờ thấy mắt, mũi và miệng của thai nhi. Đây là tư thế không thể điều chỉnh được và thai phụ thường được chỉ định mổ để tránh những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con.
3. Ngôi thai bất thường
Một số bé yêu có ngôi thai bất thường như ngôi mông( mông xuống dưới), ngôi ngang( hai nhi nằm ngang), ngôi chéo. Nguyên nhân của ngôi thai bất thường là do người mẹ có khung chậu hẹp, nhau thai nằm không đúng vị trí, dị dạng tử cung. Những hiện tượng bất thường cũng có thể xảy ra khi thai nhi quá nhỏ và có thể di chuyển tự do trong tử cung, hoặc dây rốn quá ngắn cản trở sự di chuyển của thai nhi. Ngoài ra, ngôi thai ngược cũng xảy ra khá thường xuyên trong những trường hợp sinh non.
Tất cả những ngôi thai bất thường này sẽ được chỉ định đẻ mổ để tránh gặp phải những nguy hiểm cho mẹ và con trong quá trình sinh nở.
4. Khi nào thai xoay đầu?
- Thai nhỏ, bé cử động nhiều, xoay trở nhiều, nên ngôi thai không cố định. Hơn nữa, ít khi sinh ở giai đoạn này nên bác sĩ thường không để ý nhiều. Khi thai lớn, sẽ khó xoay dọc xoay ngang, đa phần quay đầu xuống. Khi mẹ sinh em bé ngôi đầu, đầu thai ra trước, phần thân sẽ ra dễ dàng hơn nên dân gian gọi ngôi đầu là ngôi thuận.
- Khi thai tầm 24-28 tuần, có khi quay xuống thành ngôi đầu, rồi có hôm vui quá, quay lên. Mẹ không cần quá lo lắng sao khi thì ngôi này, khi thì ngôi kia.
5. Có phải quay đầu là dấu hiệu sắp sinh không?
- Không phải ngôi đầu luôn luôn sinh thường được
- Không phải ngôi mông luôn luôn bắt buộc phải mổ
- Ngôi ngang không sinh thường được