googleb578e89369db4e48.html

Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

15:22 - 18/11/2021 Lượt xem: 780 Tác giả: Thu Hoàng

Giai đoạn mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi. Một trong các hiện tượng chị em hay gặp đó là ngứa vùng kín khi mang thai, tình trạng này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày, mà có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Giai đoạn mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi. Một trong các hiện tượng chị em hay gặp đó là ngứa vùng kín khi mang thai, tình trạng này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày, mà có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín trong 3 tháng đầu thai kỳ

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Việc vệ sinh vùng kín không sạch hay thiếu khoa học (ví dụ như sử dụng sữa tắm vệ sinh vùng kín, dị ứng với thành phần có trong nước giặt quần áo hay giấy vệ sinh....) dễ khiến “nơi ấy” trở nên nhạy cảm, tăng nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây viêm và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

  • Mắc các bệnh phụ khoa

Trong 3 tháng đầu mang thai, triệu chứng ngứa vùng kín kéo dài có thể là dấu hiệu nhận biết người mẹ đã mắc các bệnh lý về phụ khoa.

Viêm âm đạo: Bệnh này xảy ra là do vi khuẩn tấn công vào vùng kín gây viêm nhiễm. Bà bầu mắc bệnh này thường có triệu chứng ngoài ngứa ngày kéo dài còn kèm theo tình trạng vùng kín sưng đỏ, mẩn ngứa, đau rát, nhiều khí hư và có mùi hôi khó chịu.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Bệnh giang mai, lậu, Chlamydia, Herpes và Trichomonas là những căn bệnh phổ biến bị lây nhiễm thông qua đường tình dục. Người mắc bệnh này thường có cảm giác ngứa rát vùng kín, ngoài ra kèm theo các triệu chứng âm hộ sưng đỏ, khí hư màu trắng đục, khi tiểu tiện đau buốt.

Rận mu: Nếu người mẹ chỉ có cảm giác ngứa xung quanh lông mu thì khả năng lớn là mắc bệnh rận mu. Ngoài triệu chứng ngứa ngáy, mẹ bầu cũng có thể dễ dàng phát hiện những mẩn nhỏ nổi lên xung quanh mép âm đạo.

ngứa vùng kín

  • Thay đổi nội tiết tố

Một trong những nguyên nhân gây bệnh ngứa vùng kín là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể người mẹ khi mang thai. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể mẹ có sự thay đổi nội tiết tố, điều này gây ảnh hưởng tới sự cân bằng pH tại âm đạo. Ngoài ra, lúc này cơ thể mẹ tiết ra nhiều dịch nhầy và mồ hôi xung quanh, khiến cho vùng kín “ẩm ướt”, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

2. Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị ngứa vùng kín cho dù là nguyên nhân nào gây ra thì sinh hoạt hàng ngày cũng đều bị ảnh hưởng. Nếu để tình trạng kéo dài, mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề như sau:

  • Khó chịu và stress, mất tự tin trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày
  • Bào thai có thể bị suy dinh dưỡng, bị nhẹ cân
  • Thai phụ có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non
  • Khi thai phụ sinh thường bằng phương pháp tự nhiên, khi đi qua tử cung và âm đạo của người mẹ sẽ bị nhiễm vi khuẩn nấm, khiến trẻ bị: viêm phổi; viêm da; viêm giác mạc; nấm lưỡi,…

3. Khắc phục tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai bằng cách nào?

Để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai, có một số cách khắc phục mà các mẹ bầu nên lưu ý để bảo đảm sức khỏe cô bé, an toàn thai kỳ như sau:

  • Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Việc đầu tiên để giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy đó chính là luôn vệ sinh sạch sẽ vùng kín và tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa quá mạnh. Vệ sinh âm đạo sau khi đi vệ sinh. Sử dụng nguồn nước sạch sẽ vệ sinh vùng kín, tránh rửa từ sau ra trước khiến chất bẩn chui ngược vào âm đạo gây viêm nhiễm.

  • Không thụt rửa âm đạo

Khi vệ sinh vùng kín không nên thụt rửa sâu trong âm đạo gây mất cân bằng độ pH âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.

  • Sử dụng quần cotton

Sử dụng đồ lót chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, nên thay quần lót mới 3 tháng/lần và giặt sạch sẽ phơi dưới ánh nắng mặt trời.

  • Hạn chế đồ ăn ngọt

Hạn chế ăn đồ ngọt (nấm Candida rất ưa ngọt, ăn nhiều đồ ngọt khiến vi khuẩn nấm Candida phát triển mạnh). Không nên ăn các món ăn lên men như dưa muối, cà muối, nem chua, đồ dùng có ga và một số đồ uống hoặc kích thích. Theo các chuyên gia thì chị em nên ăn nhiều rau xanh, ăn sữa chua (không đường), hoa quả tươi, tỏi (tỏi có tác dụng diệt khuẩn khá tốt).

  • Sử dụng dung dịch vệ sinh dành cho bà bầu an toàn hiệu quả

Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc tự nhiên, không chứa thành phần hóa học và chất tẩy rửa, làm sạch vùng kín nhẹ nhàng hàng ngày. Việc lựa chọn và sử dụng dung dịch vệ sinh như thế nào là yếu tố then chốt giúp mẹ bầu giải quyết dứt điểm việc viêm nhiễm, ngứa vùng kín.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn

 

Bài viết liên quan

Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 2)
Cách tăng khả năng thụ thai đối với chị em bị buồng trứng đa nang
Vì sao nấm âm đạo dễ tái phát? Cách phòng điều trị hợp lý
Nang noãn có kích thước bao nhiêu thì rụng?
Bà bầu bị nấm âm đạo phải làm sao?